Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 10 - Đề số 7 có lời giải chi tiết>
Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 10 - Đề số 7 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu
Nếu em là cánh diều thầy nguyện là ngọn gió
Suốt một đời gió thổi, cho diều em bay xa
Thầy là con đò nhỏ đưa đàn em qua sông,
Thầy là người cha già, công Thầy như núi Thái Sơn.
Thầy là hoa phượng vỹ đỏ thắm trong tuổi thơ em.
Thầy là cội nguồn dòng sông, đưa em về biển mênh mông
(Trích lời bài hát Công thầy – Trịnh Công Sơn, Nguồn Internet)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính? (0,5 điểm)
Câu 2: Chỉ ra 2 biện pháp tu từ được sử dụng ở những cây sau (0,5 điểm)
Thầy là con đò nhỏ đưa đàn em qua sông,
Thầy là người cha già, công Thầy như núi Thái Sơn.
Thầy là hoa phượng vỹ đỏ thắm trong tuổi thơ em.
Thầy là cội nguồn dòng sông, đưa em về biển mênh mông
Câu 3: Nêu nội dung chính của văn bản (0,5 điểm)
Câu 4: Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về truyền thống Tôn sư trọng đạo trong xã hội hiện nay. (khoảng 5 đến 7 câu) (1,5 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh/chị hãy phân tích tâm trạng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn thơ sau
Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sòng gió bất kỳ,
Hiều tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Lời giải chi tiết
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Câu 2:
- Biện pháp tu từ so sánh và biện pháp điệp cấu trúc ngữ pháp (thầy là…)
Câu 3:
Nội dung chính: Nhấn mạnh công lao của thầy cô và bày tỏ lòng biết ơn đối với những công lao đó.
Câu 4:
- Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu, biết ơn những người làm thầy giáo, cô giáo mọi lúc, mọi nơi; coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lý làm người.
- Biểu hiện:
+ Có tình cảm, thái độ, hành động làm vui lòng thầy cô
+ Có hành động đền ơn đáp nghĩa, làm những điều tốt đẹp xứng đáng với sự dạy dỗ của thầy cô.
- Ý nghĩa: Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
II. LÀM VĂN
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều
- Giới thiệu đoạn trích Trao duyên
- Dẫn dắt vấn đề
II. Thân bài
a. Hai câu đầu: Lời nhờ cậy của Thúy Kiều
* Lời lẽ trao duyên
- Cậy:
+ Là một thanh trắc với âm điệu nặng nề, gợi sự quằn quại, đau đớn, khó nói >< nhờ, mong (thanh bằng)
+ Cũng mang hàm nghĩa là trông mong, giúp đỡ nhưng cậy còn mang thêm sắc thái hàm ý về sự hi vọng tha thiết, sự gửi gắm đầy tin tưởng
- Chịu: Nài ép, bắt buộc, không thể không nhận >< nhận: mang tính tự nguyện
* Cử chỉ trao duyên
- Lạy, thưa:
+ Là thái độ kính cẩn, trang trọng với người bề trên hoặc với người mình hàm ơn.
+ Hành động của Kiều tạo ra sự trang nghiêm, thiêng liêng cho điều sắp nói ra
=> Qua cách nói thể hiện sự thông minh, khéo léo của Thúy Kiều
=> Sự tài tình trong cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du
b. Mười câu tiếp: Lí lẽ trao duyên của Kiều.
* 4 câu thơ tiếp: Kể về mối tình với chàng Kim
- Thành ngữ: “ Giữa đường đắt gánh tương tư”
- Hình ảnh: “Mối tơ thừa”
- Hành động: “ Quạt ước, chén thề”
=> Bằng những thành ngữ, những điển tích, những ngôn ngữ giàu hình ảnh đã vẽ nên một mối tình nồng thắm nhưng mong manh, dang dở và đầy bất hạnh của Kim - Kiều
* 6 câu thơ sau: Những lí do khiến Kiều trao duyên cho em.
- Gia đình Kiều gặp biến cố lớn “sóng gió bất kì”
- Kiều buộc phải chọn 1 trong 2 con đường là “hiếu” và “tình”, Kiều đành chọn hi sinh tình.
=> Kiều đã gợi ra tình cảnh ngang trái, khó xử của mình để Vân thấu hiểu.
- “Ngày xuân em hãy còn dài”
=> Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước
- “Xót tình máu mủ thay lời nước non”
=> Kiều thuyết phục em bằng tình cảm ruột thịt.
- Thành ngữ “Thịt nát xương mòn” và “ Ngậm cười chín suối”: nói về cái chết đầy mãn nguyện của Kiều
=> Kiều viện đến cả cái chết để thể hiện sự cảm kích thật sự của mình khi Vân nhận lời
⇒ Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình cho thấy Thúy Kiều là người sắc sảo tinh tế, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa.
III. Kết luận
- Nội dung: 12 câu thơ đầu là diễn biến tâm trạng phức tạp của Kiều trong lúc nói lời trao duyên
- Nghệ thuật: Sử dụng các điển tích, điển cố, các thành ngữ dân gian, ngôn ngữ tinh tế, chính xác giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục