Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 10 - Đề số 10 có lời giải chi tiết


Đề bài

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở bên dưới:

        LÁ XANH

Người vá trời lấp bể

Kẻ đắp lũy xây thành

Ta chỉ là chiếc lá

Việc của mình là xanh

                            (Trái tim người lính – Nguyễn Sĩ Đại)

Câu 1: Cho biết phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.(0.5 điểm)

Câu 2: Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ trên? (0.5 điểm)

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ “Ta chỉ là chiếc lá/ Việc của mình là xanh” (1.0 điểm)

Câu 4: Hãy viết một đoạn văn (10 - 12 câu) trình bày suy nghĩ của bạn về trách nhiệm và sự đóng góp của mỗi người trong cuộc sống. (2.0 điểm)

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Kết thúc Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn dữ có lời bàn: Than ôi! Người ta thường nói: Cứng quá thì gãy. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?

Em hiểu lời bàn trên như thế nào? Hãy phân tích nhân vật Ngô Tử Văn để làm sáng tỏ lời bàn trên.

 

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 2:

- Biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ,..

Câu 3: Hai câu thơ sử dụng cách nói hình ảnh, biện pháp tu từ so sánh: Con người hãy sống như chiếc lá, việc của lá là xanh, con người dù nhỏ bé âm thầm hãy cứ sống đúng với bổn phận của mình, góp phần tô điểm cho cuộc đời chung.

Câu 4:

* Gợi ý:

- Dù là bất cứ sự vât nào, bất cứ ai cũng đều có khả năng đóng góp những điều tốt đẹp cho cuộc đời này: lá góp màu xanh, hoa mang hương thơm, chim thêm tiếng hót, người xây đắp các công trình.

 - Sống đúng với bổn phận của mình là cách đóng góp thiết thực nhất cho cuộc đời. Vì thế mỗi người cần xác định rõ bổn phận của mình trong các mối quan hệ (trong gia đình, ngoài xã hội) và luôn sống hết mình.

- Dù những đóng góp của mình còn nhỏ bé, khiêm tốn thì hãy luôn sống bằng thái độ tích cực, hết mình, không nên so bì với người khác và tự ti.

- Đặc biệt, HS cần liên hệ về bản thân và những điều mình có thể đóng góp cho cuộc đời này bằng những việc làm cụ thể và thiết thực.

II. LÀM VĂN

-   Giải thích ý nghĩa của lời bàn:

+ Cứng: cứng cỏi, khẳng khái, cương trực -> có bản lĩnh

Mềm: mềm yếu, nhu nhược, hèn nhát, không có bản lĩnh

Gãy: những tai họa, rủi do, nguy hiểm do cái ác trù dập

=> Những người khẳng khái, cương trực, dũng cảm dám đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu thường gặp phải sự oán ghét, trù dập, thiệt thòi.

Đổi cứng ra mềm: là làm ngơ trước cái ác, cái xấu. Dễ dàng thỏa hiệp với cái ác cái xấu theo kiểu: gió chiều nào che chiều ấy để lo giữ mình

Gãy hay không là việc của trời: do trời quyết định gãy hay không gãy, việc đúng sẽ được trời ủng hộ, che chở, ông trời có mắt, ở hiền sẽ gặp lành.

=> Lời bàn trên là một lời động viên khích lệ kẻ sĩ, không nên kiêng nể sự cúng cỏi, cần phải có bản lĩnh, không được lùi bước, thỏa hiệp với cái ác, cái xấu. Đồng thời phê phán những kẻ mềm yếu, sẵn sàng đổi cứng ra mềm vì lợi ích của bản thân.

-  Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn:

a. Tính cách:

+ Được giới thiệu ngay từ đầu chuyện là người khẳng khái, tính tình cương trực, ghét sự gian tà;

+ Được trực tiếp thể hiện qua hành động, lời nói của nhân vật:

- Hành động: cứng cỏi, dũng cảm, đầy nghĩa khí (đốt đền tà diệt trừ yêu ma, bảo vệ dân lành)

- Lời nói: Khi im lặng; Khi dõng dạc kêu oan nơi âm phủ; trogn phiên tào ở âm phủ kiên quyết đấu tranh, lời lẽ rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường.

b. Kết quả: Tử Văn được sống lại, hưởng phần xôi thịt , được nhận chức phán sự đền Tản Viên => phần thưởng xứng đáng cho những người cứng cỏi

- Trình suy nghĩ của bản thân về lời bàn luận ở cuối tác phẩm:

+ Khẳng định lời bàn luận là đúng và câu chuyện về nhân vật Ngô Tử Văn là một minh chứng cho việc cứng mà không gãy. Những người khẳng khái, cương trực, dũng cảm dám đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu thường gặp phải sự oán ghét, trù dập, chịu sự thiệt thòi. Thậm chí đôi khi phải chết nhưng nếu họ không dũng cảm để đấu tranh chống lại cái ác cái xấu, thì cái ác cái xấu sẽ lộng hành. Vậy nên những người như Ngô Tử Văn là rất quý cần được biểu dương.

+ Khẳng định vấn đề nghị luận, liên hệ với xã hội hiện tại: Tuy nhiên trong trong xã hội ngày nay không thiếu những người sẵn sàng làm ngơ trước cái ác, cái xấu; dễ dàng thỏa hiệp với cái ác cái xấu theo kiểu gió chiều nào che chiều ấy để lo giữ mình. Những người như thế cần lên án, phê phán.

-  HS liên hệ bản thân

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Xem ngay

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.