Đề kiểm tra 15 phút Toán 6 Kết nối tri thức - Đề số 1

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - KHTN...

Đề bài

Câu 1 :

Tập hợp \(C\) các số tự nhiên \(x\) sao cho \(x - 10 = 15\) có số phần tử là

  • A.

    \(4\)   

  • B.

    \(2\)          

  • C.

    \(1\)      

  • D.

    \(3\)

Câu 2 :

Chọn câu đúng.

  • A.

    \({5^2}{.5^3}{.5^4} = {5^{10}}\)   

  • B.

    \({5^2}{.5^3}:{5^4} = 5\)          

  • C.

    \({5^3}:5 = 5\)      

  • D.

    \({5^1} = 1\)

Câu 3 :

Số La Mã XXIV biểu diễn số nào trong hệ thập phân?

  • A.

    26

  • B.

    16

  • C.

    14

  • D.

    24

Câu 4 :

Kết quả của phép toán \({2^4} - 50:25 + 13.7\) là

  • A.

    $100$ 

  • B.

    $95$ 

  • C.

    $105$ 

  • D.

    $80$ 

Câu 5 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A.

    Nếu \(x \in \mathbb{N}\) thì \(x \notin \mathbb{N}^*\)

  • B.

    Nếu \(x \in \mathbb{N}\) thì \(x \in \mathbb{N}^*\)

  • C.

    Nếu \(x \notin \mathbb{N}^*\) thì \(x \notin \mathbb{N}\)

  • D.

    Nếu \(x \in \mathbb{N}^*\) thì \(x \in \mathbb{N}\)

Câu 6 :

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn số \(2002?\)

  • A.

    \(2002\)           

  • B.

    \(2001\)           

  • C.

    \(2003\)           

  • D.

    \(2000\)           

Câu 7 :

Số tự nhiên nào dưới đây thỏa mãn \(2018\left( {x - 2018} \right) = 2018\)

  • A.

    \(x = 2017\)   

  • B.

    \(x = 2018\)   

  • C.

    \(x = 2019\)   

  • D.

    \(x = 2020\)   

Câu 8 :

Kết quả của phép tính \(\left( {158.129 - 158.39} \right):180\) có chữ số tận cùng là

  • A.

    \(8\)   

  • B.

    \(79\)          

  • C.

    \(9\)          

  • D.

    \(5\)

Câu 9 :

Số tự nhiên \(m\) nào dưới đây thỏa mãn \({20^{2018}} < {20^m} < {20^{2020}}?\)

  • A.

    \(m = 2020\)   

  • B.

    \(m = 2018\)  

  • C.

    \(m = 2019\)      

  • D.

    \(m = 20\)

Câu 10 :

Tìm số \(\overline {xy} \) biết \(\overline {xy} .\overline {xyx}  = \overline {xyxy} \)

  • A.

    \(10\)

  • B.

    \(11\)          

  • C.

    \(12\)          

  • D.

    \(13\)          

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tập hợp \(C\) các số tự nhiên \(x\) sao cho \(x - 10 = 15\) có số phần tử là

  • A.

    \(4\)   

  • B.

    \(2\)          

  • C.

    \(1\)      

  • D.

    \(3\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tìm các giá trị của \(x\) thỏa mãn \(x - 10 = 15\)

Sau đó suy ra số phần tử của tập hợp \(C.\)  

Lời giải chi tiết :

Ta có \(x - 10 = 15\)

\(x = 15+10\) 

$x=25$

nên \(C = \left\{ {25} \right\}\) do đó \(C\) có một phần tử.

Câu 2 :

Chọn câu đúng.

  • A.

    \({5^2}{.5^3}{.5^4} = {5^{10}}\)   

  • B.

    \({5^2}{.5^3}:{5^4} = 5\)          

  • C.

    \({5^3}:5 = 5\)      

  • D.

    \({5^1} = 1\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng các công thức ${a^m}.{a^n} = {a^{m + n}}$; ${a^m}:{a^n} = {a^{m - n}}$ \(\left( {a \ne 0;\,m \ge n \ge 0} \right)\)

Lời giải chi tiết :

+) Ta có \({5^2}{.5^3}{.5^4} = {5^{2 + 3 + 4}} = {5^9}\) nên A sai.

+) \({5^2}{.5^3}:{5^4} = {5^{2 + 3 - 4}} = {5^1} = 5\) nên B đúng

+) \({5^3}:5 = {5^{3 - 1}} = {5^2};\,{5^1} = 5\) nên C;D sai.

Câu 3 :

Số La Mã XXIV biểu diễn số nào trong hệ thập phân?

  • A.

    26

  • B.

    16

  • C.

    14

  • D.

    24

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Bên trái của số La Mã có hai chữ số XX liên tiếp thì đó là số từ 20 đến 29.

- Các chữ số sau XX là một trong các số từ 1 đến 9 như trong bảng sau:

Lời giải chi tiết :

X có giá trị bằng 10

IV có giá trị bằng 4 nên số XXIV biểu diễn số 10+10+4=24

Câu 4 :

Kết quả của phép toán \({2^4} - 50:25 + 13.7\) là

  • A.

    $100$ 

  • B.

    $95$ 

  • C.

    $105$ 

  • D.

    $80$ 

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Thực hiện phép tính nâng lên lũy thừa rồi đến nhân chia cuối cùng là cộng trừ.

Lời giải chi tiết :

Ta có \({2^4} - 50:25 + 13.7\)\( = 16 - 2 + 91 = 14 + 91 = 105\)

Câu 5 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A.

    Nếu \(x \in \mathbb{N}\) thì \(x \notin \mathbb{N}^*\)

  • B.

    Nếu \(x \in \mathbb{N}\) thì \(x \in \mathbb{N}^*\)

  • C.

    Nếu \(x \notin \mathbb{N}^*\) thì \(x \notin \mathbb{N}\)

  • D.

    Nếu \(x \in \mathbb{N}^*\) thì \(x \in \mathbb{N}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

\(\mathbb{N}^*\) là tập hợp các số tự nhiên khác 0.

\(\mathbb{N}\) là tập hợp các số tự nhiên khác.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A sai vì:  1 thuộc \(\mathbb{N}\) và cũng thuộc  \(\mathbb{N}^*\).

Đáp án B sai vì: 0 thuộc \(\mathbb{N}\) nhưng không thuộc \(\mathbb{N}^*\)

Đáp án C sai vì: 0 không thuộc \(\mathbb{N}^*\) nhưng 0 thuộc \(\mathbb{N}\).

Đáp án D đúng vì: \(x \in \mathbb{N}^*\) có nghĩa là x là số tự nhiên khác 0, khi đó x là số tự nhiên, hay x thuộc \(\mathbb{N}\).

Câu 6 :

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn số \(2002?\)

  • A.

    \(2002\)           

  • B.

    \(2001\)           

  • C.

    \(2003\)           

  • D.

    \(2000\)           

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Để đếm các số tự nhiên liên tiếp từ $a$ đến $b,$  ta dùng công thức sau:

$b - a + 1$ hay bằng số cuối – số đầu +1

Lời giải chi tiết :

Các số tự nhiên  nhỏ hơn số \(2002\) là \(0;1;2;3;4;...;2001\)

Nên có \(2001 - 0 + 1 = 2002\) số tự nhiên nhỏ hơn \(2002.\)

Câu 7 :

Số tự nhiên nào dưới đây thỏa mãn \(2018\left( {x - 2018} \right) = 2018\)

  • A.

    \(x = 2017\)   

  • B.

    \(x = 2018\)   

  • C.

    \(x = 2019\)   

  • D.

    \(x = 2020\)   

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng mối quan hệ giữa các số: để tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

Lời giải chi tiết :

Ta có \(2018\left( {x - 2018} \right) = 2018\)

\(x - 2018 = 2018:2018\)

\(x - 2018 = 1\)

\(x = 2018 + 1\)

\(x = 2019\)

Vậy \(x = 2019.\)

Câu 8 :

Kết quả của phép tính \(\left( {158.129 - 158.39} \right):180\) có chữ số tận cùng là

  • A.

    \(8\)   

  • B.

    \(79\)          

  • C.

    \(9\)          

  • D.

    \(5\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Tính trong ngoặc bằng cách sử dụng \(ab - ac = a.\left( {b - c} \right).\)

- Thực hiện phép chia để tìm kết quả.

Lời giải chi tiết :

Ta có \(\left( {158.129 - 158.39} \right):180\)\( = 158.\left( {129 - 39} \right):180 = 158.90:180\)\( = 79.2.90:180 = 79.180:180 = 79.\)

Vậy kết quả của phép tính có chữ số tận cùng là \(9.\)

Câu 9 :

Số tự nhiên \(m\) nào dưới đây thỏa mãn \({20^{2018}} < {20^m} < {20^{2020}}?\)

  • A.

    \(m = 2020\)   

  • B.

    \(m = 2018\)  

  • C.

    \(m = 2019\)      

  • D.

    \(m = 20\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ So sánh các lũy thừa cùng cơ số : Nếu  \({a^m} > {a^n}\) thì \(m > n.\)

+ Từ đó chọn ra các giá trị thích hợp của \(m.\)

Lời giải chi tiết :

Ta có \({20^{2018}} < {20^m} < {20^{2020}}\) suy ra \(2018 < m < 2020\) nên \(m = 2019.\)

Câu 10 :

Tìm số \(\overline {xy} \) biết \(\overline {xy} .\overline {xyx}  = \overline {xyxy} \)

  • A.

    \(10\)

  • B.

    \(11\)          

  • C.

    \(12\)          

  • D.

    \(13\)          

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng mối quan hệ giữa các hàng trăm, hàng chục hàng đơn vị khi phân tích một số trong hệ thập phân

Lời giải chi tiết :

Ta có \(\overline {xy} .\overline {xyx}  = \overline {xyxy} \)

\(\overline {xy} .\overline {xyx}  = \overline {xy} .100 + \overline {xy} \)

\(\overline {xy} .\overline {xyx}  = \overline {xy} \left( {100 + 1} \right)\)

\(\overline {xy} .\overline {xyx}  = \overline {xy} .101\)

Suy ra \(\overline {xyx}  = 101\) nên \(x = 1;y = 0\)

Vậy \(\overline {xy}  = 10.\)

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.