Chuyện cổ nước mình - SGK mới>
Chuyện cổ nước mình - SGK mới bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 6
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau đây: Đời cha ông với đời tôi Như con sông với chân trời đã xa Chỉ còn chuyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về tư tưởng “ở hiền gặp lành” được thể hiện trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình”
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ “Chuyện cổ nước mình”
1. Tìm hiểu chung
a. Bố cục: 5 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu đến “phật, tiên độ trì” (Tình cảm của tác giả dành cho truyện cổ).
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “rặng dừa nghiêng soi” (Truyện cổ là bài học tác giả mang theo bên mình).
- Đoạn 3: Tiếp theo đến “ông cha của mình” (Truyện cổ lưu giữ những điều quý giá từ ngàn xưa).
- Đoạn 4: Tiếp theo đến “chẳng ra việc gì” (Những bài học từ truyện cổ).
- Đoạn 5: Phần còn lại (Lòng biết ơn của tác giả với truyện cổ).
b. Thể loại: thơ lục bát.
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Bài thơ nói về tình cảm của tác giả dành cho những câu truyện cổ tích Việt Nam. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của cha ông.
b. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ lục bát gần gũi với văn học dân gian.
- Giọng điệu nhẹ nhàng, trữ tình, sâu lắng.
- Vận dụng khéo léo, thành công các hình ảnh văn học dân gian và màu sắc ca dao, dân ca.
Sơ đồ tư duy về tác phẩm "Chuyện cổ nước mình":
- Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ - Nguyễn Ngọc Thuần
- Cô gió mất tên - Xuân Quỳnh
- Bài học đường đời đầu tiên - SGK mới
- Gió lạnh đầu mùa - Thạch Lam
- Thạch Sanh - SGK mới
>> Xem thêm