Câu hỏi

Gieo một con súc sắc hai lần. Tìm xác suất để tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo là một số nguyên tố.

  • A \({5 \over {12}}\)
  • B  \({1 \over 2}\)
  • C \({3 \over 4}\)
  • D \({5 \over {36}}\)

Phương pháp giải:

Trước hết ta cần nhớ lại khái niệm số nguyên tố là những số chỉ có ước là 1 và chính nó.

Tổng số chấm tối đa là 12 nên các số nguyên tố có thể có là {2, 3, 5, 7, 11}

Lời giải chi tiết:

Khi gieo một con súc sắc 2 lần thì \({n_\Omega } = {6^2} = 36.\)

Vì số chấm xuất hiện trên hai con súc sắc tối đa là 12 nên các số nguyên tố có thể có là: {2, 3, 5, 7, 11}.

Ta có:

2 = 1 + 1,

3 = 1 + 2 = 2 + 1,

5 = 1 + 4 = 2 + 3 = 3 + 2 = 4 + 1,

7 = 1 + 6 = 2 + 5 = 3 + 4 = 4 + 3 = 5 + 2 = 6 + 1,

11 = 5 + 6 = 6 + 5.

Gọi A là biến cố: “Tổng số chấm xuất hiện trên 2 con súc sắc là số nguyên tố”. Khi đó \({n_A} = 15.\)

Vậy xác suất cần tìm là \(P\left( A \right) = {{{n_A}} \over {{n_\Omega }}} = {{15} \over {36}} = {5 \over {12}}.\)

Chọn A.


Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 11 - Xem ngay