Câu hỏi
Gieo hai con súc sắc I và II cân đối, đồng chất một cách độc lập. Ta có biến cố A: “Có ít nhất một con súc sắc xuất hiện mặt 6 chấm”. Lúc này giá trị của P(A) là:
- A \({{25} \over {26}}\)
- B \({{11} \over {36}}\)
- C \({1 \over 6}\)
- D \({{15} \over {36}}\)
Phương pháp giải:
- Tính số phần tử của không gian mẫu \(\left( {{n_\Omega }} \right)\).
- Liệt kê tất cả các kết quả thuận lợi của biến cố A \(\left( {{n_A}} \right)\).
- Tính xác suất của biến cố A: \(P\left( A \right) = {{{n_A}} \over {{n_\Omega }}}\).
Lời giải chi tiết:
Gieo hai con súc sắc I và II cân đối và đồng chất.
Con súc sắc I có 6 khả năng xảy ra.
Con súc sắc II có 6 khả năng xảy ra.
Suy ra \({n_\Omega } = 6.6. = 36.\)
Gọi A: “Có ít nhất một con súc sắc xuất hiện mặt 6 chấm”.
Liệt kê tất cả các phần tử của A \( \Rightarrow A = \left\{ \matrix{ \left( {6;1} \right),\left( {6;2} \right);\left( {6;3} \right);\left( {6;4} \right),\left( {6;5} \right),\left( {6;6} \right) \hfill \cr \left( {1;6} \right),\left( {2;6} \right),\left( {3;6} \right),\left( {4;6} \right),\left( {5;6} \right) \hfill \cr} \right\} \Rightarrow {n_A} = 11\)
Vậy xác suất của biến cố A là \(P\left( A \right) = {{{n_A}} \over {{n_\Omega }}} = {{11} \over {36}}\).
Chọn B.