Câu hỏi

Một tổ có \(5\) học sinh nam và \(6\) học sinh nữ. Giáo viên chọn ngẫu nhiên \(3\) học sinh để làm trực nhật. Tính xác suất để \(3\) học sinh được chọn có cả nam và nữ.

  • A \(\dfrac{3}{8}\)
  • B \(\dfrac{{24}}{{25}}\) 
  • C \(\dfrac{9}{{11}}\)
  • D \(\dfrac{3}{4}\)

Lời giải chi tiết:

Phương pháp: Sử dụng công thức xác suất của biến cố \(P\left( A \right) = \dfrac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}}\)

Sử dụng công thức tính xác suất của biến cố đối \(P\left( A \right) = 1 - P\left( {\overline A } \right)\).

Cách giải

Gọi \(A\) là biến cố “\(3\) học sinh được chọn có cả nam và nữ”

Số cách chọn \(3\) học sinh trong \(11\) học sinh là \(C_{11}^3 = 165\)

Trong đó số cách chọn \(3\) học sinh trong \(5\) học sinh nam là \(C_5^3 = 10\)

Số cách chọn \(3\) học sinh trong \(6\) học sinh nữ là \(C_6^3 = 20\)

Do đó số cách chọn \(3\) học sinh có cả nam và nữ là \(n\left( A \right) = 165 - 20 - 10 = 135\)

\(P\left( A \right) = \dfrac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \dfrac{{135}}{{165}} = \dfrac{9}{{11}}\)

Chọn đáp án C


Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 11 - Xem ngay