Câu hỏi
Tung một con súc sắc đồng chất cân đối ba lần. Tính xác suất để có ít nhất một lần xuất hiện mặt có 6 chấm:
- A \({\left( {\dfrac{5}{6}} \right)^3}\)
- B \(1 - {\left( {\dfrac{1}{6}} \right)^3}\)
- C \({\left( {\dfrac{1}{6}} \right)^3}\)
- D \(1 - {\left( {\dfrac{5}{6}} \right)^3}\)
Phương pháp giải:
- Tính số phần tử của không gian mẫu.
- Gọi A là biến cố: “Có ít nhất một lần xuất hiện mặt có 6 chấm”, suy ra biến cố đối \(\bar A\).
- Tính số phần tử của biến cố \(\bar A\), từ đó tính xác suất của biến cố \(\bar A\) là \(P\left( {\bar A} \right) = \dfrac{{n\left( {\bar A} \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\).
- Tính xác suất của biến cố A: \(P\left( A \right) = 1 - P\left( {\bar A} \right).\)
Lời giải chi tiết:
Tung một con súc sắc đồng chất cân đối ba lần ta có không gian mẫu \(n\left( \Omega \right) = {6^3} = 216\).
Gọi A là biến cố: “Có ít nhất một lần xuất hiện mặt có 6 chấm”.
\( \Rightarrow \) Biến cố đối \(\bar A\): “Không có lần nào xuất hiện mặt 6 chấm”.
+ Lần tung thứ nhất có 5 khả năng.
+ Lần tung thứ hai có 5 khả năng.
+ Lần tung thứ ba có 5 khả năng.
\( \Rightarrow n\left( {\bar A} \right) = {5^3} \Rightarrow P\left( {\bar A} \right) = \dfrac{{{5^3}}}{{{6^3}}} = {\left( {\dfrac{5}{6}} \right)^3}\).
Vậy \(P\left( A \right) = 1 - P\left( {\bar A} \right) = 1 - {\left( {\dfrac{5}{6}} \right)^3}\).
Chọn D.