Câu hỏi
Một vật dao động điều hòa trên quỹ đạo dài 20 cm. Sau \(\frac{1}{{12}}s\) kể từ thời điểm ban đầu, vật đi được 10 cm mà chưa đổi chiều chuyển động và vật đến vị trí có li độ 5 cm theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là
- A \(x = 10\cos \left( {4\pi t - \frac{{2\pi }}{3}} \right)\,\,cm\).
- B \(x = 10\cos \left( {6\pi t - \frac{{2\pi }}{3}} \right)\,\,cm\).
- C \(x = 10\cos \left( {6\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)\,\,cm\).
- D \(x = 10\cos \left( {4\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)\,\,cm\).
Phương pháp giải:
Sử dụng vòng tròn lượng giác và công thức \(\Delta t = \frac{{\Delta \varphi }}{\omega }\); chiều dài quỹ đạo: L = 2.A
Lời giải chi tiết:
Biên độ dao động: \(A = \frac{L}{2} = \frac{{20}}{2} = 10\,\,cm\)
Vật đi được 10 cm thì tới vị trí có x = 5 và chưa đổi chiều → ban đầu vật ở li độ \({x_0} = - 5\,cm\) và đang đi theo chiều dương.
Từ VTLG, ta biểu diễn được vị trí của vật tại các thời điểm:
Vậy pha ban đầu của dao động: \(\varphi = - \frac{{2\pi }}{3}\,\,rad\)
Từ VTLG, ta thấy sau \(\frac{1}{{12}}s\) kể từ thời điểm ban đầu, vật đi từ li độ \({x_0} = - 5\,cm\) tới \(x = 5\,cm\), góc quét được là \(\frac{\pi }{3}\).
Vậy áp dụng mối liên hệ giữa góc quét \(\Delta \varphi \) và khoảng thời gian ∆t, ta có:
\(\Delta \varphi = \frac{\pi }{3} \Rightarrow \omega = \frac{{\Delta \varphi }}{{\Delta t}} = \frac{{\frac{\pi }{3}}}{{\frac{1}{{12}}}} = 4{\mkern 1mu} \pi {\mkern 1mu} \,\,\left( {rad/s} \right)\)
Vậy phương trình dao động của vật: \(x = 10\cos \left( {4\pi t - \frac{{2\pi }}{3}} \right)\,\,cm\)
Chọn A.