Cáo bệnh, bảo mọi người - Mãn Giác


Cáo bệnh, bảo mọi người - Mãn Giác bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

I. Tác phẩm

- Thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096 ) tên là Lý Trường, người làng An Cách.

- Thuở nhỏ, ông được vào hầu Thái tử Kiền Đức (tức là Lí Nhân Tông sau này) và được Thái hậu rất trọng.

- Khi Kiền Đức lên ngôi, ông được ban hiệu Hoài Tín, gọi là Hoài Tín trưởng lão, lại được mời vào chùa Giáo Nguyên trong cung.

- Mãn Giác là tên thụy do vua ban tặng sau khi ông mất.

II. Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Thể loại

- Kệ:

+ Thể văn Phật giáo, dùng để truyền bá giáo lí Phật pháp.

+ Kệ được viết bằng văn vần

+ Nhiều bài kệ có giá trị văn chương như các bài thơ.

b. Hoàn cảnh sáng tác

- Đây là bài thơ kệ duy nhất còn lại của Mãn Giác và có lẽ sáng tác cuối năm 1096.

c. Nhan đề bài thơ

- Bài kệ của thiền sư Mãn Giác vốn không có nhan đề.

- Cáo tật thị chúng là nhan đề do người sau đặt

d. Bố cục ( 2 phần )

- Phần 1 (4 câu đầu): quy luật cuộc sống

- Phần 2 (còn lại): quan niệm nhân sinh cao đẹp

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Quy luật cuộc sống

- Hai câu thơ đầu diễn tả quy luật biến đổi của thiên nhiên:

+ Cây cối biến đổi theo thời tiết. Thông thường mùa xuân đến hoa nở “Xuân tối trăm hoa tươi”.

+ Bài thơ nói về hoa rụng trước, hoa nở sau => sự luân hồi của thiên nhiên. Hoa tàn rồi hoa lại nở. Hình ảnh xuân và hoa mang đến cái đẹp, sự ấm áp tràn đầy sức sống của thời tiết và cây cối.

- Câu 3 và 4 diễn tả quy luật biến đổi của đời người:

+Thời gian sự việc qua đi, con người trải qua năm tháng cùng già đi.

+ Mái đầu bạc là tượng trưng cho tuổi già. Đó là biểu hiện cụ thế nhất sự biến đổi của con người trước thời gian.

+ Tâm trạng nhà thơ như nuối tiếc, xót xa bởi thời gian của vũ trụ thì vô thuỷ vô chung còn thời gian của đời người thì ngắn ngủi.

b. Quan niệm nhân sinh mới mẻ

- Trong hai câu thơ cuối, tác giả mượn việc miêu tả thiên nhiên mà nói đến một quan niệm triết lí trong Phật giáo: khi con người đã giác ngộ đạo (hiểu được chân lí và quy luật) thì có sức mạnh lớn lao, vượt lên trên cả lẽ sinh diệt thông thường. Thiền sư đắc đạo trở về với bản thể vĩnh hằng, không sinh, không diệt như nhành mai kia cứ tươi bất kể xuân tàn.

- Hình tượng cành mai đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận: 

+ Trong quan niệm của người xưa, hoa mai là loài hoa chịu được cái giá rét của mùa đông. Trong sương tuyết lạnh, mai vẫn nở hoa, báo hiệu cho mùa xuân đến.

+ Hoa mai tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, thử thách, gian nan => Hình tượng hoa mai vì thế tượng trưng cho sức sống bất diệt của con người.

c. Giá trị nội dung

- Bài thơ thể hiện rất rõ lòng yêu đời với cái nhìn lạc quan của nhà thơ. Niềm yêu đời, niềm lạc quan tươi sáng ấy được thể hiện qua cách nói khẳng định, qua các hình tượng thiên nhiên mang vẻ đẹp tươi tắn, gợi lên sự cảm nhận về sự sống sinh sôi và bất diệt. Quy luật của cuộc đời là sinh – tử – sinh nhưng bài thơ mở đầu bằng “xuân tàn” và kết thúc bằng “một nhành mai” tươi. Đó là một cách nhìn lạc quan.

- Lời kệ được viết khi nhà thơ đau bệnh nhưng nó vẫn toát lên sự bình thản yêu đời, xuất phát từ một thể trạng tinh thần khoẻ mạnh, đầy bản lĩnh, đạt đến độ tự tại ung dung.

d. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh tương phản, giàu biểu tượng

- Kết cấu chặt chẽ  

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Tác giả Nguyễn Trung Ngạn

    Tìm hiểu tác giả Nguyễn Trung Ngạn gồm các nội dung tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách văn học và đóng góp cho nền văn học.

  • Hứng trở về - Nguyễn Trung Ngạn

    Hứng trở về - Nguyễn Trung Ngạn bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10

  • Tác giả Lý Bạch

    Tìm hiểu tác giả Lý Bạch gồm các nội dung tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách văn học và đóng góp cho nền văn học.

  • Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng - Lý Bạch

    Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng - Lý Bạch bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10

  • Tác giả Đỗ Phủ

    Tìm hiểu tác giả Đỗ Phủ gồm các nội dung tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách văn học và đóng góp cho nền văn học.

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí