Từ điển môn Văn lớp 8 Các kiểu đoạn văn - Từ điển môn Văn 8

Cách phân biệt các kiểu đoạn văn - Văn 8

1. Đặc điểm đoạn văn diễn dịch

Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn có câu chủ đề mang ý khái quát đứng đầu đoạn; các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề.

2. Đặc điểm đoạn văn quy nạp

Đoạn văn quy nạp là đoạn văn trình bày vấn đề theo trình tự từ các ý cụ thể đến ý khái quát. Ở đoạn văn quy nạp, câu chủ đề là câu đứng cuối đoạn, khái quát ý từ những câu đứng trước.

3. Đặc điểm đoạn văn song song

Đoạn văn song song là đoạn văn không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có quan hệ bình đẳng với nhau và cùng có tác dụng làm rõ ý khái quát nêu ở phần trước hoặc sau đó.

4. Đặc điểm đoạn văn phối hợp

Đoạn văn phối hợp là đoạn văn vừa có câu chủ đề ở đầu đoạn, vừa có câu chủ đề ở cuối đoạn, tức là kết hợp cách trình bày ở đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp

5. Cách phân biệt các kiểu đoạn văn

Kiểu văn bản

Vị trí câu chủ đề

Diễn dịch

Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn

Quy nạp

Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn

Song song

Không có câu chủ đề

Phối hợp

Vừa có câu chủ đề ở đầu đoạn, vừa có câu chủ đề ở cuối đoạn

6. Ví dụ minh hoạ

Kiểu văn bản

Ví dụ

Diễn dịch

Cây cối luôn được ví là “lá phổi xanh”. Lá cây giúp che chắn các thành phần bụi bẩn, độc hại có trong không khí. Nếu không có cây xanh che bụi và các chất ô nhiễm, con người sẽ khó thở và mắc nhiều bệnh mãn tính do không khí ô nhiễm gây ra.

(Theo Thu Thuỷ)

Quy nạp

Việt Nam đã xoá bỏ vụ lúa chiêm giá rét, cho năng xuất thấp, tạo ra vụ lúa xuân cho năng xuất cao. Nhiều giống lúa và cây ăn quả được lại tạo có năng suất cao. Từ một nước phải nhập khẩu gạo, đến nay nước ta đã trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Các nhà khoa học nông nghiệp Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn vừa qua.

Song song

Trong tập “Nhật kí trong tù” (Hồ Chí Minh), có những bài phác hoạ sơ sài mà chân thực đậm đà, càng tìm hiểu càng thú vị như đang chiêm ngưỡng một bức tranh cổ điển. Có những bài cảnh lồng lộng sinh động như những tấm thảm thuê nền gấm chỉ vàng. Cũng có những bài làm cho người đọc nghĩ tới những bức tranh sơn mài thâm trầm, sâu sắc.

(Lê Thị Tú An)

Phối hợp

Thế đấy, biển luôn luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ…Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lung, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

(Vũ Tú Nam)

7. Bài tập vận dụng