Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.
+\({\Delta _r}H_{298}^o < 0\): là phản ứng toả nhiệt
+ \({\Delta _r}H_{298}^o > 0\): là phản ứng thu nhiệt
Khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt \({\Delta _r}H_{298}^o > 0\)
Khi giảm nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều toả nhiệt \({\Delta _r}H_{298}^o < 0\)
“Tăng THU – giảm TOẢ”
Lưu ý: Một phản ứng có ghi \({\Delta _r}H_{298}^o\)thì mặc định \({\Delta _r}H_{298}^o\)này là ứng với chiều thuận của phản ứng.
Khi tăng nồng độ của một chất trong phản ứng thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ của chất đó và ngược lại.
\(aA + bB \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} cC + dD\)
Để phản ứng diễn ra theo chiều thuận cần tăng nồng độ của chất A, B hoặc giảm nồng độ chất C,D.
- Chỉ ảnh hưởng tới chất khí
- Khi tăng áp suất chung của hệ thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất (giảm số mol khí) và ngược lại.
- Áp suất không ảnh hưởng đến phản ứng có tổng hệ số tỉ lượng các chất khí hai vế bằng nhau.
Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch với số lần như nhau nên làm cho phản ứng nhanh đạt tới trạng thái cân bằng mà không làm chuyển dịch cân bằng.
Các bài khác cùng chuyên mục