Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm:
- Quyền tác giả (quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu)
- Quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá)
- Quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Tôn trọng kết quả lao động sáng tạo của người khác và biết cách tiếp thu, kế thừa kết quả đó trong sản phẩm trí tuệ của mình theo đúng quy định và thông lệ quốc tế là yêu cầu bắt buộc trong học tập và nghiên cứu. Điều đó không chỉ góp phần tạo nên những sản phẩm sáng tạo mà còn bồi dưỡng cho người học, người nghiên cứu tính trung thực, niềm say mê tìm tòi, khám phá cái mới.
Tôn trọng kết quả lao động sáng tạo của người khác và biết cách tiếp thu, kế thừa kết quả đó trong sản phẩm trí tuệ của mình theo đúng quy định và thông lệ quốc tế là yêu cầu bắt buộc trong học tập và nghiên cứu. Điều đó không chỉ góp phần tạo nên những sản phẩm sáng tạo mà còn bồi dưỡng cho người học, người nghiên cứu tính trung thực, niềm say mê tìm tòi, khám phá cái mới.
- Liệt kê đầy đủ các tài liệu tham khảo đã sử dụng và trình bày tài liệu tham khảo đúng quy cách;
- Chú thích trích dẫn và ghi cước chú đúng quy cách;
- Tham khảo thông tin từ các nguồn có độ tin cậy cao;…
Đánh giá về nhà văn Nguyễn Tuân, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh viết: "Ông không hoàn toàn thoát li thực tại, nhưng nhìn thực tại ông chỉ thấy vẻ đẹp, chất thơ thuộc về những cái của ngày xưa còn vương sót lại. [...] Hồi ấy, đối với những cái hiện tại ông thường chỉ dành cho những lời khinh bạc. Nhưng đối với những cái của ngày xưa, giọng văn của ông bao giờ cũng đôn hậu.".
(Bài làm của học sinh)
Các dấu hiệu cho thấy người viết có ý thức tuân thủ quy định về trích dẫn:
- Sử dụng dấu ngoặc kép: “Ông không hoàn toàn thoát li thực tại, nhưng nhìn thực tại ông chỉ thấy vẻ đẹp, chất thơ thuộc về những cái của ngày xưa còn vương sót lại”.
- Ghi rõ nguồn bài làm.
- Sử dụng trích dẫn để làm rõ ý kiến: lấy nhận xét của Nguyễn Đăng Mạnh về Nguyễn Tuân.
=> Tác giả đã thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi trích dẫn quan điểm của người khác.