Bài tập cuối tuần tiếng việt 4 tuần 32 - Đề 2 (Có đáp án và lời giải chi tiết)


Bài tập cuối tuần 32 - Đề 2 bao gồm các bài tập chọn lọc với dạng bài tập đọc hiểu và trả lời câu hỏi giúp các em ôn tập lại kiến thức về tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn đã được học trong tuần

Đề bài

I - Bài tập về đọc hiểu

Gấu bông Các-men

Ba năm trước, Át-li, con gái tôi bị ung thư. Sau cuộc đại phẫu thuật, con bé trở nên nhút nhát và đầy nghi ngại với thế giới xung quanh. Một hôm, khi chúng tôi đang cùng xem chương trình ti vi về một phóng viên đã đi vòng quanh nước Mĩ bằng cách đi nhờ xe. Át-li bỗng thốt lên: “Con ước gì có thể làm được như vậy!”. Tôi nhìn vào đôi mắt với ánh lửa nhiệt tình của con gái và chợt nhớ đến con gấu bông Các-men của Át-li. Tại sao không để cho Các-men thay Át-li đi vòng quanh nước Mĩ?

Chúng tôi mua cho Các-men một cuốn sổ xinh xắn để làm nhật kí hành trình và Át-li viết vào trang đầu tiên trong cuốn nhật kí hành trình của Các-men:

“Tên tôi là Át-li và tôi mới lên mười. Tôi xem trên ti vi thấy có một phóng viên đi vòng quanh nước Mĩ bằng cách đi nhờ xe. Tôi rất muốn làm được như vậy, nhưng bố mẹ tôi không đồng ý. Tôi muốn gấu bông Các-men thay tôi làm điều đó. Tiếc là nó không thể tự đi được, bạn có thể giúp nó được không?.... Hãy để Các-men đi cùng bạn và hãy bảo vệ nó. Tôi sẽ nhớ Các-men nhiều lắm.

Những người bạn mới. “Các-men và Át-li.”

Đến khoảng giữa tháng Chín, Các-men trở về nhà trong một cái hộp đóng dấu bưu điện Ha-oai. Cái hộp đựng đầy vật lưu niệm của những vùng đất Các-men đã tới và những con người nó gặp. Một cái mũ rơm vùng Guy-con-sin. Một cái vòng của người da đỏ vùng Che-ro-ki. Một bức ảnh chụp chung với chuột Míc-ki. Một bức ảnh nữa chụp Các-men đang bơi ở một bể bơi A-ri-dô-na. Các-men đã đi tới mười sáu bang, kể cả Ha-oai.

Nhưng Các-men đã mang về nhà còn nhiều hơn thế, nó còn trở về với những người bạn. Những người bạn mà một cô bé mười tuổi sống ở vùng nông thôn I-ô-goa như Át-li đáng lẽ không bao giờ có cơ hội gặp mặt.

(Ma-ri-ta I-guyn)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Át-li mong muốn điều gì khi xem chương trình ti vi?

a- Được đi vòng quanh nước Mĩ như người phóng viên trên ti vi

b- Được bố mẹ đưa đi dạo quanh chơi quanh nước Mĩ cùng với gấu bông

c- Được đi nhờ xe để đến chơi với các bạn khắp nơi trên thế giới

2. Át-li làm thế nào để thực hiện được mong muốn của mình?

a- Xin bố mẹ cho mình tự do dạo quanh nước Mĩ bằng cách đi nhờ xe

b- Cùng với gấu bông Các-men đi nhờ xe để dạo quanh nước Mĩ

c- Cho gấu bông Các-men thay mình đi nhờ xe dạo quanh nước Mĩ

3. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ những vật lưu niệm mà gấu bông Các-men đem về cho Át-li?

a- Cái hộp đóng dấu bưu điện Ha-oai, mũ rơm vùng Guy-con-sin, cái vòng của người da đỏ vùng Che-ro-ki, ảnh chụp bể bơi A-ri-dô-na.

b- Mũ rơm vùng Guy-con-sin, cái vòng của người da đỏ vùng Che-ro-ki, ảnh chụp với chuột Mic-ki và chụp ở bể bơi A-ri-dô-na.

c- Cái vòng của người da đỏ vùng Che-ro-ki, bức ảnh chụp chung với chuột Míc-ki, ảnh chụp Các-men đang bơi ở bể bơi ở A-ri-dô-na.

4. Em hiểu “những người bạn” trong câu “Nhưng Các-men đã mang về nhà còn nhiều hơn thế, nó còn trở về với những người bạn” là ai?

a- Là những người theo Các-men về nhà sau chuyến vòng quanh nước Mĩ

b- Là những người Các-men gặp gỡ trên đường đi vòng quanh nước Mĩ

c- Là những người bạn tốt bụng đã đưa Các-men đi vòng quanh nước Mĩ

 

II - Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1.

Viết lại các câu thơ cho đúng chính tả sau khi điền vào chỗ trống:

a) s hoặc x

Ai đem con ….áo…ang…ông

Để cho con …áo….ổ lồng bay …a.

b) ong hoặc ông

D….s…..bên lở bên bồi

Cánh đ….vàng….niềm vui đôi bờ.

Câu 2. 

a) Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi “Khi nào?” trong các câu sau:

(1) Đến lúc đường phố lác đác lên đèn, cậu bé mới chịu đứng dậy, lững thững bước ra khỏi công viên.

(2) Cứ vào khoảng năm giờ sáng, tiếng gà lại rộn rã vang lên khắp xóm

(3) Bên bếp lửa bập bùng, các già làng đã kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn.

(4) Khi nghe lao xao tiếng bà về chợ, cả lũ cháu chúng tôi đều tíu tít chạy ra đón.

b) Thêm bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi “Khi nào?” cho các vế câu sau:

(1)………………………., trên quảng trường Ba Đình lịch sử, Bác Hồ đã đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

(2)………………………., cậu bé Nguyễn Hiền đã được phong Trạng nguyên.

(3)……………………….. Đác-uyn vẫn không ngừng học.

Câu 3.

a) Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi “Vì sao?” (hoặc “Nhờ đâu?”) trong các câu sau:

(1) Nhờ chăm chỉ học tập, Minh Trang đạt kết quả tốt tất cả các môn học.

(2) Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi.

(3) Vì thương con, mẹ tôi không quản thức khuya dậy sớm lo cơm gạo cho anh em tôi ăn học.

(4) Nhờ được chăm bón thường xuyên, vườn rau nhà tôi lúc nào cũng xanh tốt.

b) Thêm bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi “Vì sao?” (hoặc “Nhờ đâu?”) cho các vế câu sau:

(1)………………………., Tuấn Anh bị cảm nắng.

(2)………………………., Lan Anh không trả lời được câu hỏi của cô giáo

(3)………………………….., bé Hoa mặc thêm áo len cho búp bê.

(4)………………………….., Nguyễn Ngọc Ký đã viết chữ rất đẹp.

Câu 4. Viết đoạn mở bài (gián tiếp) và đoạn kết bài (mở rộng) cho bài văn tả con vật nuôi trong nhà hoặc ở vườn thú mà em quan sát được

Mở bài (gián tiếp)

Kết bài (mở rộng)

Lời giải chi tiết

I - Bài tập về đọc hiểu

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. a- Được đi vòng quanh nước Mĩ như người phóng viên trên ti vi

2. c- Cho gấu bông Các-men thay mình đi nhờ xe dạo quanh nước Mĩ

3. b- Mũ rơm vùng Guy-con-sin, cái vòng của người da đỏ vùng Che-ro-ki, ảnh chụp với chuột Mic-ki và chụp ở bể bơi A-ri-dô-na.

4. c- Là những người bạn tốt bụng đã đưa Các-men đi vòng quanh nước Mĩ

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. Điền và viết lại như sau:

a)

Ai đem con sáo sang sông

Để cho con sáo sổ lồng bay xa.

b)

Dòng sông bên lở bên bồi

Cánh đồng vàng óng niềm vui đôi bờ.

Câu 2.

a.

(1) Đến lúc đường phố lác đác lên đèn, cậu bé mới chịu đứng dậy, lững thững bước ra khỏi công viên.

(2) Cứ vào khoảng năm giờ sáng, tiếng gà lại rộn rã vang lên khắp xóm

(3) Bên bếp lửa bập bùng, các già làng đã kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn.

(4) Khi nghe lao xao tiếng bà về chợ, cả lũ cháu chúng tôi đều tíu tít chạy ra đón.

b) VD:

(1) Ngày 2 tháng 9 năm 1945, trên quảng trường Ba Đình lịch sử, Bác Hồ đã đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

(2) Năm mười ba tuổi, ậu bé Nguyễn Hiền đã được phong Trạng nguyên.

(3) Khi đã trở thành bác học,  Đác-uyn vẫn không ngừng học.

Câu 3:

a)

(1) Nhờ chăm chỉ học tập, Minh Trang đạt kết quả tốt tất cả các môn học.

(2) Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi.

(3) Vì thương con, mẹ tôi không quản thức khuya dậy sớm lo cơm gạo cho anh em tôi ăn học.

(4) Nhờ được chăm bón thường xuyên, vườn rau nhà tôi lúc nào cũng xanh tốt.

b) Thêm bộ phận trạng ngữ:

(1) Vì mải mê đá bóng giữa trời nắng, Tuấn Anh bị cảm nắng.

(2) Do không ôn bài cũ, Lan Anh không trả lời được câu hỏi của cô giáo

(3) Vì sợ búp bê bị lạnh, bé Hoa mặc thêm áo len cho búp bê.

(4) Nhờ kiên trì luyện tập Nguyễn Ngọc Ký đã viết chữ rất đẹp.

Câu 4:

Mở bài (gián tiếp)

Phương đông vừa ửng hồng, không gian vẫn còn mờ ảo bởi màn sương đêm còn giăng kín. Bỗng một tiếng gáy vang động xé tan màn sương sớm: “Ò! ó! o!” làm cho mọi vật bừng tỉnh giấc. Đó là tiếng gáy của chú gà trống nhà em - chú trống nòi mẹ cho em nuôi kể từ ngày chị em chú bắt đầu sống tự lập. Mới đó mà đã năm, sáu tuần trăng trôi qua.

Kết bài (mở rộng)

Em quý chú gà trống này lắm! Không chỉ vì cái mã của cu cậu lại niềm kiêu hãnh của em đối với bạn bè mà nó còn rất có ích – Tiếng gáy của nó luôn báo thức mọi người dậy đúng giờ để chuẩn bị cho một ngày lao động mới. Cậu ta là như thế đấy! Chăm chỉ chững chạc và thật đáng khen.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí