Đọc văn bản sau:
THÔI ĐỪNG TRÁCH MÙA THU…
(Trần Nhuận Minh)
Thôi đừng trách mùa thu nhiều mây trắng
Sân trường hẹp lại, biển lùi xa ...
Cây phượng gù quên nắng mưa dầu dãi
Nở như thời thơ ấu
những chùm hoa ...
Thôi đừng nghe tiếng ve kêu cháy ruột
Để người lính bình yên nằm dưới cánh rừng già
Phút chạm lửa, chợt nhớ tà áo mỏng
Bay qua cổng trường như một ánh sương sa ...
Thôi đừng nhớ gió heo may xao xác
Thổi nao lòng trong sách giáo khoa xưa
Thầy cô ơi, xin người đừng già vội
Nụ cười hiền, mái tóc chớm màu mưa ...
Thôi đừng xa mái trường như bóng mẹ
Lặng lẽ thương ta, dạy ta lớn thành người
Chao ôi nhớ, tấm bảng xanh bát ngát
Mở đường bay cho những tuổi đôi mươi ...
(Dẫn theo Tạp chí Thơ, Hội Nhà văn Việt Nam, số tháng 11,12 năm 2019, tr.60)
a. Xác định thể thơ của văn bản.
b. Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh trong văn bản miêu tả kí ức tuổi học trò.
c. Chỉ ra và làm rõ hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các dòng thơ in đậm.
d. Nhận xét về tình cảm của nhân vật trữ tình được thể hiện trong văn bản.
e. Từ nội dung văn bản, anh/chị hãy rút ra bài học về cách ứng xử của bản thân đối với quá khu và những giá tri tinh thần cao đep.
Đọc kĩ đoạn thơ
Dựa vào đặc trưng thể loại
Chú ý các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết đặc sắc
a. Thể thơ: Thơ tự do (không tuân theo quy luật về số chữ, vần điệu cố định).
b. Một số từ ngữ, hình ảnh miêu tả kí ức tuổi học trò:
Sân trường hẹp lại
Cây phượng gù, những chùm hoa
Tiếng ve kêu cháy ruột, tà áo mỏng bay qua cổng trường
Sách giáo khoa xưa, nụ cười hiền, mái tóc chớm màu mưa
Tấm bảng xanh bát ngát, mái trường như bóng mẹ
c. Dòng thơ in đậm: “Thôi đừng nhớ gió heo may xao xác”
Biện pháp nghệ thuật:
– Điệp ngữ “thôi đừng” kết hợp với hình ảnh gợi cảm xúc (gió heo may xao xác)
Hiệu quả:
– Tạo nên âm điệu da diết, ngập tràn nỗi nhớ.
– Thể hiện sự giằng xé trong tâm trạng: muốn quên nhưng không thể quên, càng nói “thôi đừng” lại càng nhớ da diết hơn.
d. Tình cảm của nhân vật trữ tình:
– Đó là nỗi nhớ nhung, tiếc nuối tuổi học trò ngây thơ, trong sáng.
– Là tình yêu sâu sắc với mái trường, thầy cô, bạn bè và những kỷ niệm đẹp đẽ thời học sinh.
– Đồng thời là sự trân trọng với những giá trị tinh thần đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn mình.
e. Bài học rút ra:
– Mỗi người cần biết trân trọng quá khứ, bởi đó là nền tảng hình thành nhân cách.
– Hãy gìn giữ và biết ơn những giá trị tinh thần như tình thầy trò, tình bạn, mái trường…
– Từ quá khứ, ta biết sống tốt hơn ở hiện tại và có trách nhiệm với tương lai.
Các bài tập cùng chuyên đề
Bạn hiểu thế nào về cụm từ “đáng lẽ” trong câu “Và đáng lẽ thì Hộ phải sung sướng lắm”?
Trong đoạn này, sự việc được kể từ điểm nhìn của ai?
Hộ sẽ phản ứng như thế nào trước sự rủ rê của hai người bạn? Vì sao
Tóm tắt các sự kiện được kể trong văn bản; nhận xét về cách đặt nhan đề của văn bản.
Xác định ngôi kể và điểm nhìn được sử dụng trong văn bản. Cách sử dụng ngôi kể điểm nhìn như vậy, theo bạn, có ưu thế/ giới hạn gì so việc sử dụng ngôi kể, điểm nhìn khác?
Kẻ bảng sau vào vở. Chỉ ra một số biểu hiện về sự thay đổi của Hộ khi phải đối mặt với thực tế cuộc sống.
Quan niệm, khát vọng của Hộ |
Sự thay đổi của Hộ khi phải đối mặt với thực tế |
|
Với hoài bão viết văn |
||
Với lẽ sống vì tình thương |
Qua cuộc sống của nhân vật Hộ trong truyện ngắn, bạn nhận xét thế nào về cuộc đời của bộ phận trí thức tiểu tư sản Việt Nam những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Các chi tiết miêu tả nước mắt của Hộ, của Từ, nước mắt trong câu hát ở cuối văn bản có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của truyện?
Theo bạn, truyện Đời thừa của Nam Cao được viết theo phong cách sáng tác nào? Căn cứ vào đâu để khẳng định như vậy?
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm phong cách sáng tác hiện thực và lãng mạn, xác định phong cách sáng tác của truyện ngắn Đời Thừa.
Trích dẫn và giải thích ý nghĩa của một số câu văn/ đoạn văn thể hiện quan niệm của nhân vật Hộ về hoạt động sáng tác văn chương.