Đề bài

Hãy phân tích vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

Phương pháp giải

Xem lại vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Di sản văn hóa vật thể bao gồm nhiều loại hình (thành quách, lăng tẩm, đền, tháp, cung điện, nhà cổ,…), được xây dựng bằng nhiều chất liệu khác nhau (đất, đá, gạch, gỗ, tre, nứa, lá,…) nên có thể bị biến dạng, xuống cấp, hư hỏng theo thời gian,… Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản góp phần quan trọng nhất trong việc hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực  của điều kiện tự nhiên và con người.

Loại hình di sản văn hóa phi vật thể cũng đối mặt với nhiều thách thức và nguy cơ mai một. Nhờ công tác bảo tồn di sản, thông qua một số biện pháp khác nhau (sưu tầm, lưu giữ, truyền nghề, trình diễn,…) mà những di sản đó được tái tạo, giữ gìn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Hãy cho biết các di sản được giới thiệu trong các hình 1,2,3 sẽ ra sao nếu trong quá trình bảo tồn và phát huy của chúng không quan tâm đến việc sử dụng, ứng dụng những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung và Sử học nói riêng?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Hãy phân tích vai trò của Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Địa phương em đang sinh sống và học tập có di sản văn hóa, di sản thiên nhiên nào? Theo em, có thể và nên làm gì để bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của di sản đó?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Quan sát các hình 6,7, hãy cho biết chất liệu lịch sử-văn hóa có vai trò như thế nào trong các lĩnh vực cụ thể đó?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Địa phương em đã làm gì để phát huy giá trị của các công trình, di sản văn hóa/ di sản thiên nhiên?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Phố cổ Hà Nội trong Hình 4.2 và Chùa Cầu (Hội An) trong hình 4.3 có phải là di sản văn hóa hay không? Vì sao chúng được bảo tồn đến ngày nay?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Quan sát Hình 4.4 và cho biết, vì sao phải có ý thức bảo tồn Thánh địa Mỹ Sơn?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương – di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại có những giá trị lịch sử và văn hóa như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Lễ hội Nghinh Ông là nét văn hóa của cư dân vùng nào ở Việt Nam? Lễ hội này có ý nghĩa như thế nào về mặt lịch sử?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Kể tên một số tác phẩm sử học nghiên cứu về di sản văn hóa

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Hãy cùng một nhóm bạn trong lớp sưu tầm và thực hiện một đoạn băng hình về một di sản văn hóa hoặc di sản thiên nhiên của địa phương dân tộc để giới thiệu với du khách:

 
Xem lời giải >>
Bài 12 :

Đọc thông tin và quan sát các hình 4.2, 4.3, hãy phân tích mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. Hãy làm rõ mối quan hệ đó qua một ví dụ cụ thể. 

Xem lời giải >>