Khi nhân một đơn thức bậc 3 với một đơn thức bậc 2, ta được đơn thức bậc mấy?
Muốn nhân 2 đơn thức, ta nhân hai hệ số với nhau và nhân hai lũy thừa của biến với nhau
\({x^m}.{x^n} = {x^{m + n}}\)
Giả sử hai đơn thức đã cho có biến x
Đơn thức bậc 3 có dạng: a.x3
Đơn thức bậc 2 có dạng: b.x2
Nhân 2 đơn thức trên, ta được đơn thức a.x3.b.x2 = (a.b).(x3.x2) = (a.b).x3+2= (a.b). x5
Vậy ta thu được đơn thức bậc 5.
Các bài tập cùng chuyên đề
Cho biết hệ số và bậc của mỗi đơn thức sau:
a) 2.x6
b) \( - \dfrac{1}{5}.{x^2}\)
c) -8
d) 32x
Tính:
a) \(5{x^3} + {x^3}\);
b) \(\dfrac{7}{4}{x^5} - \dfrac{3}{4}{x^5}\);
c) \(( - 0,25{x^2}).(8{x^3})\)
Hãy cho biết biểu thức nào sau đây là đơn thức một biến:
a) \(5{x^3}\) b) 3y + 5 c) 7,8 d) \(23.y.{y^2}\)
Trong các biểu thức sau, biểu thức nào là đơn thức một biến?
a) 2y b) 3x + 5
c) 8 d)\(21{t^{12}}\)
a) Viết biểu thức biểu thị:
- Diện tích hình vuông có độ dài cạnh là x cm;
- Thể tích của hình lập phương có độ dài cạnh là 2x cm.
b) Các biểu thức trên có dạng như thế nào?
Cho hai đơn thức của cùng biến x là \(2{x^2}\)và \(3{x^2}\).
a) So sánh số mũ của biến x trong hai đơn thức trên.
b) Thực hiện phép cộng \(2{x^2} + 3{x^2}\).
c) So sánh kết quả của hai phép tính: \(2{x^2} + 3{x^2}\) và \((2 + 3){x^2}\).
Thực hiện mỗi phép tính sau:
a) \({x^2} + \dfrac{1}{4}{x^2} - 5{x^2}\);
b) \({y^4} + 6{y^4} - \dfrac{2}{5}{y^4}\).