Đề bài

Trong các câu sau, câu nào đúng?

  • A.

    Số hữu tỉ âm nhỏ hơn số hữu tỉ dương;

  • B.

    Số 0 là số hữu tỉ dương;

  • C.

    Số nguyên âm không phải là số hữu tỉ âm;

  • D.

    Tập hợp \(\mathbb{Q}\) gồm các số hữu tỉ dương và các số hữu tỉ âm.

Phương pháp giải

Tập hợp \(\mathbb{Q}\) là tập hợp các số hữu tỉ, được viết dưới dạng phân số \(\frac{a}{b}\,\,\left( {a;\,b \in \mathbb{Z};\,b \ne 0} \right)\).

Số hữu tỉ nhỏ hơn 0 gọi là số hữu tỉ âm; số hữu tỉ lớn hơn 0 gọi là số hữu tỉ dương.

Số 0 vừa không là số hữu tỉ âm vừa không là số hữu tỉ dương.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Xét phương án A:

Theo định nghĩa:

Số hữu tỉ nhỏ hơn 0 gọi là số hữu tỉ âm; số hữu tỉ lớn hơn 0 gọi là số hữu tỉ dương.

Suy ra số hữu tỉ âm nhỏ hơn số hữu tỉ dương.

Do đó phương án A là đúng.

- Xét phương án B:

Số 0 không là số hữu tỉ dương cũng không là số hữu tỉ âm.

Do đó phương án B là sai.

- Xét phương án C:

Vì các số nguyên âm đều có thể viết được dưới dạng phân số có tử số là chính nó và mẫu số bằng 1.

Suy ra số nguyên âm là số hữu tỉ âm.

Do đó phương án C là sai.

- Xét phương án D:

Tập hợp \(\mathbb{Q}\) (hay tập hợp các số hữu tỉ) gồm các số hữu tỉ dương, các số hữu tỉ âm và số 0.

Do đó phương án D là sai.

Đáp án : A

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

a)      Trong các số sau, những phân số nào biểu diễn số hữu tỉ \(\frac{{ - 5}}{9}\)?

\(\frac{{ - 10}}{{18}};\,\frac{{10}}{{18}};\,\frac{{15}}{{ - 27}};\, - \frac{{20}}{{36}};\,\frac{{ - 25}}{{27}}.\)

b)      Tìm số đối của mỗi số sau: \(12;\,\frac{{ 4}}{9};\, - 0,375;\,\frac{0}{5};\,-2\frac{2}{5}.\)

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Biểu diễn số đối của mỗi số đã cho trên trục số sau:

Xem lời giải >>
Bài 3 :

a)      Sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần: \(0,5;1;\dfrac{{ - 2}}{3}\).

b)      Trong ba điểm A, B, C trên trục số dưới đây có một điểm biểu diễn số hữu tỉ 0,5. Hãy xác định điểm đó.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

a) Trong các phân số sau, những phân số nào biểu diễn số hữu tỉ \(\dfrac{{ - 4}}{7}\) ?

\(\dfrac{{ - 8}}{{14}}\);\(\dfrac{8}{{14}}\);\(\dfrac{{12}}{{ - 21}}\);\( - \dfrac{{20}}{{35}}\);\(\dfrac{{ - 36}}{{62}}\)

b) Tìm số đối của mỗi số sau: 15; \(\dfrac{{ - 4}}{7}\); -0,275; 0; \(2\dfrac{1}{3}\)

Xem lời giải >>
Bài 5 :

a, Trong các phân số sau, những phân số nào biểu diễn số hữu tỉ \( - 0,625?\)

\(\frac{5}{{ - 8}};\frac{{10}}{{16}};\frac{{20}}{{ - 32}};\frac{{ - 10}}{{16}};\frac{{ - 25}}{{40}};\frac{{35}}{{ - 48}}.\)

b, Biểu diễn số hữu tỉ \( - 0,625\) trên trục số.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Cho a, b \( \in \mathbb{Z}\), b ≠ 0, x = \(\frac{a}{b}\). Nếu a, b khác dấu thì:

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Trong các trường hợp sau trường hợp nào có các số cùng biểu thị một số hữu tỉ \(\frac{{ - \,2}}{3}\)?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Hình nào biểu diễn số \(\frac{1}{3}\) và số đối của \(\frac{1}{3}\)?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Trên một trục số biểu diễn hai điểm − 15 và 15. Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Trong các câu sau, câu nào đúng?

Xem lời giải >>