Đề bài

a)      Trong các số sau, những phân số nào biểu diễn số hữu tỉ \(\frac{{ - 5}}{9}\)?

\(\frac{{ - 10}}{{18}};\,\frac{{10}}{{18}};\,\frac{{15}}{{ - 27}};\, - \frac{{20}}{{36}};\,\frac{{ - 25}}{{27}}.\)

b)      Tìm số đối của mỗi số sau: \(12;\,\frac{{ 4}}{9};\, - 0,375;\,\frac{0}{5};\,-2\frac{2}{5}.\)

Phương pháp giải

a) - Rút gọn những phân số đã cho

- Chọn những phân số bằng \(\frac{{ - 5}}{9}\)

b) Số đối của \(a\) là \(-a\)

Chú ý: Số đối của 0 là 0

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a) Ta có:

\(\begin{array}{l}\frac{{ - 10}}{{18}} =\frac{{ - 10:2}}{{18:2}} = \frac{{ - 5}}{9};\,\,\,\\\frac{{10}}{{18}} = \frac{{10:2}}{{18:2}} =\frac{5}{9};\,\,\\\,\frac{{15}}{{ - 27}} =\frac{{15:(-3)}}{{ - 27:(-3)}} = \frac{{ - 5}}{9};\,\\ - \frac{{20}}{{36}} =- \frac{{20:4}}{{36:4}}= \frac{{ - 5}}{9}.\end{array}\)

Vậy những phân số nào biểu diễn số hữu tỉ \(\frac{{ - 5}}{9}\) là: \(\frac{{ - 10}}{{18}};\,\frac{{15}}{{ - 27}};\, - \frac{{20}}{{36}}.\)

b) Số đối của các số \(12;\,\frac{{ 4}}{9};\, - 0,375;\,\frac{0}{5};\,-2\frac{2}{5}\) lần lượt là: \( - 12;\,\frac{-4}{9};\,0,375;\,\frac{0}{5};\, 2\frac{2}{5}\).

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Biểu diễn số đối của mỗi số đã cho trên trục số sau:

Xem lời giải >>
Bài 2 :

a)      Sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần: \(0,5;1;\dfrac{{ - 2}}{3}\).

b)      Trong ba điểm A, B, C trên trục số dưới đây có một điểm biểu diễn số hữu tỉ 0,5. Hãy xác định điểm đó.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

a) Trong các phân số sau, những phân số nào biểu diễn số hữu tỉ \(\dfrac{{ - 4}}{7}\) ?

\(\dfrac{{ - 8}}{{14}}\);\(\dfrac{8}{{14}}\);\(\dfrac{{12}}{{ - 21}}\);\( - \dfrac{{20}}{{35}}\);\(\dfrac{{ - 36}}{{62}}\)

b) Tìm số đối của mỗi số sau: 15; \(\dfrac{{ - 4}}{7}\); -0,275; 0; \(2\dfrac{1}{3}\)

Xem lời giải >>
Bài 4 :

a, Trong các phân số sau, những phân số nào biểu diễn số hữu tỉ \( - 0,625?\)

\(\frac{5}{{ - 8}};\frac{{10}}{{16}};\frac{{20}}{{ - 32}};\frac{{ - 10}}{{16}};\frac{{ - 25}}{{40}};\frac{{35}}{{ - 48}}.\)

b, Biểu diễn số hữu tỉ \( - 0,625\) trên trục số.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Cho a, b \( \in \mathbb{Z}\), b ≠ 0, x = \(\frac{a}{b}\). Nếu a, b khác dấu thì:

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Trong các trường hợp sau trường hợp nào có các số cùng biểu thị một số hữu tỉ \(\frac{{ - \,2}}{3}\)?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Hình nào biểu diễn số \(\frac{1}{3}\) và số đối của \(\frac{1}{3}\)?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Trên một trục số biểu diễn hai điểm − 15 và 15. Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Trong các câu sau, câu nào đúng?

Xem lời giải >>
Bài 10 :
Trong các câu sau, câu nào đúng?
Xem lời giải >>