Để biểu thức \({x^3} + 6{x^2} + 12x + m\) là lập phương của một tổng thì giá trị của m là:
-
A.
8.
-
B.
4.
-
C.
6.
-
D.
16.
Áp dụng hằng đẳng thức:
\({\left( {a + b} \right)^3} = {a^3} + 3{a^2}b + 3a{b^2} + {b^3}\)
\({x^3} + 6{x^2} + 12x + m = {x^3} + 3.2.{x^2} + {3.2^2}.x + m\)
Suy ra \(a = x\) và \(b = 2\).
Vậy \(m = {2^3} = 8\)
Đáp án : A
Các bài tập cùng chuyên đề
Với hai số a,b bất kì, thực hiện phép tính
\(\left( {a + b} \right){\left( {a + b} \right)^2}\)
Từ đó rút ra liên hệ giữa \({\left( {a + b} \right)^3}\) và \({a^3} + 3{a^2}b + 3a{b^2} + {b^3}\).
1. Khai triển:
a) \({\left( {x + 3} \right)^3}\)
b) \({\left( {x + 2y} \right)^3}\)
2. Rút gọn biểu thức \({\left( {2x + y} \right)^3} - 8{x^3} - {y^3}\)
Viết biểu thức \({x^3} + 9{x^2}y + 27x{y^2} + 27{y^3}\) dưới dạng lập phương của một tổng.
Chứng minh rằng \({a^3} + {b^3} = {\left( {a + b} \right)^3} - 3ab\left( {a + b} \right)\).
Áp dụng, tính \({a^3} + {b^3}\) biết \(a + b = 4\) và \(ab = 3\).
Bác Tùng gửi vào ngân hàng 200 triệu đồng theo thể thức lãi kép theo định kì với lãi suất không đổi x mỗi năm (tức là nếu đến kì hạn người gửi không rút ra thì tiền lãi được tính vào vốn của kì kế tiếp). Biểu thức \(S = 200{\left( {1 + x} \right)^3}\) (triệu đồng) là số tiền bác Tùng nhận được sau 3 năm.
a) Tính số tiền bác Tùng nhận được sau 3 năm khi lãi suất là x=5,5%.
b) Khai triển S thành đa thức theo x và xác định bậc của đa thức.
Cho \(a\) và \(b\)là hai số thực bất kì:
- Thực hiện phép tính \(\left( {a + b} \right){\left( {a + b} \right)^2}\)
- Hãy cho biết: \({\left( {a + b} \right)^3} = ?\)
Tính:
a)\({\left( {2a + 3} \right)^3}\)
b)\({\left( {u + 4v} \right)^3}\)
a) Viết biểu thức \({x^3} + 3{x^2} + 3x + 1\) dưới dạng lập phương của một tổng.
b) Sử dụng kết quả của câu a, hãy tính giá trị của biểu thức sau tại \(x = 19:\)
\({x^3} + 3{x^2} + 3x + 1.\)
Một hình lập phương có thể tích là \(8{a^3} + 36{a^2}b + 54a{b^2} + 27{b^3}\) với \(a > 0\), \(b > 0\). Tính độ dài cạnh của hình lập phương theo a,b.
Biết số tự nhiên a chia 6 dư 5. Chứng minh \({a^3}\) chia 6 dư 5.
Khai triển \({\left( {2x + 1} \right)^3}\) được biểu thức:
A. \(8{x^3}\; + 12{x^2}\; + 6x + 1\).
B. \(8{x^3}\; + 6{x^2}\; + 12x + 1\).
C. \(8{x^3}\;-12{x^2}\; + 6x-1\).
D. \(8{x^3}\;-6{x^2}\; + 12x-1\).
Chứng minh rằng \({a^3} + {b^3} = {\left( {a + b} \right)^3} - 3ab\left( {a + b} \right).\)
Áp dụng, tính \({a^3} + {b^3}\) nếu \(a + b = 4\) và \(ab = 3\).
Bác Tùng gửi vào ngân hàng 200 triệu đồng theo thể thức lãi kép theo định kì với lãi suất không đổi x mỗi năm (tức là nếu đến kì hạn người gửi không rút lãi ra thì tiền lãi được tính vào vốn của kì kế tiếp). Biểu thức
\(S\; = \;200.{\left( {1 + x} \right)^3}\) (triệu đồng) là số tiền bác Tùng nhận được sau 3 năm.
a) Tính số tiền bác Tùng nhận được sau 3 năm khi lãi suất là \(x = 5,5\% \).
b) Khai triển S thành đa thức theo x và xác định bậc của đa thức.
Tính giá trị biểu thức \(A = 8{x^3} + 12{x^2} + 6x + 1\) tại \(x = 9,5\) .
Cho ba số thực \(a, b, c\) khác 2 và thỏa mãn \(a + b + c = 6\). Tính giá trị của biểu thức: \(M = \frac{{{{\left( {a - 2} \right)}^2}}}{{\left( {b - 2} \right)\left( {c - 2} \right)}} + \frac{{{{\left( {b - 2} \right)}^2}}}{{\left( {a - 2} \right)\left( {c - 2} \right)}} + \frac{{{{\left( {c - 2} \right)}^2}}}{{\left( {a - 2} \right)\left( {b - 2} \right)}}\).
Các đơn thức điền vào ô trống trong khai triển \({\left( {a + ...} \right)^3} = {a^2} + 9{a^2}b + 27a{b^2} + ...\) lần lượt là