Đề bài

Lập dàn ý cho đề bài sau: Trình bày quan niệm của em về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức đã học về văn nghị luận xã hội để lập dàn ý cho bài văn.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Mở bài

Dẫn dắt vào câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn: Bàn về lối sống tình nghĩa, biết ơn của người Việt ta, ông cha ta có câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn".

Thân bài

* Giải thích câu tục ngữ:
- "Uống nước": Thừa hưởng, sử dụng thành quả, giá trị mà thế hệ đi trước mang lại.
- "Nguồn" là nơi cung cấp nước, cũng là biểu tượng cho những người làm ra thành quả, gây dựng nên những giá trị tốt đẹp.
- "nhớ" là sự biết ơn, thái độ trân trọng đối với những người làm ra thành quả mà chúng ta đang được hưởng thụ.
→ Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn với công lao của cha ông đi trước, những người mang đến cho chúng ta cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

* Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:
- Mọi thành quả, giá trị đều được tạo dựng bởi sức lao động, mồ hôi, xương máu của con người.
- Biết ơn, trân trọng công lao của người đi trước là thái độ mà mỗi người cần có.
- Khi biết trân trọng, tri ân những người tạo ra "trái ngọt", chúng ta sẽ trở thành những con người sống nghĩa tình, phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Lòng biết ơn cần xuất phát từ tấm lòng chân thành, sự biết ơn đối với những người đã dùng tâm sức để gây dựng thành quả.
- Uống nước nhớ nguồn là truyền thống tốt đẹp giúp gắn kết giữa con người với con người, tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết.

* Bài học:
- Biết tự hào trước truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc
- Biết ơn những đóng góp, hi sinh của thế hệ đi trước để chúng ta có cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày nay.
- Có ý thức học tập, rèn luyện và đóng góp cho quá trình xây dựng đất nước.

Kết bài

- Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ.
- Rút ra bài học cho bản thân.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Nhận xét về cách đặt nhan đề bài viết.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Vấn đề đã được người viết triển khai bằng những luận điểm nào?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Chỉ ra các yếu tố làm nên sức thuyết phục của văn bản.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (tình yêu tuổi học trò).

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Suy nghĩ về những tấm gương vượt qua số phận của chính mình.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Viết bài văn nghị luận bàn về sức mạnh của ý chí con người trong cuộc sống nhân học các đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàngChiến thắng Mtao Mxây

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Văn bản bàn về vấn đề gì?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Xác định luận đề và luận điểm của văn bản.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Chỉ ra các lí lẽ và bằng chứng

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Nhận biết các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Nhận biết các tri thức về bối cảnh lịch sử, văn hóa, hiểu biết về Nguyễn Trãi được nêu trong bài.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Quan niệm của em về lòng yêu nước.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội hay chưa?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Việc tác giả dùng đoạn đầu trong thân bài để đưa ra cách hiểu về khái niệm “thần tượng” có tác dụng như thế nào trong cách triển khai vấn đề?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Nhận xét về cách người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các luận điểm chính trong văn bản.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Nêu một số từ ngữ, câu văn cho thấy người viết đã chú ý thể hiện quan điểm của mình, nhận xét về cách thể hiện ấy.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Bạn rút được kinh nghiệm hay lưu ý gì trong cách trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống từ ngữ liệu trên?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Hãy viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến về một trong những vấn đề sau:

- Tầm quan trọng của động cơ học tập;

- Ứng xử trên không gian mạng;

- Quan niệm về lòng vị tha;

- Thị hiếu của thanh niên ngày nay,...

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, không cần lưu ý điểm nào?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Hãy nêu một số vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học mà em đã học?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Lập dàn ý cho đề văn: Từ các đoạn trích đã được học “Hê-ra-clet đi tìm táo vàng” và “Chiến thắng Mtao Mxây”, viết bài văn nghị luận bàn về ý chí của con người trong cuộc sống.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Viết  mở bài cho đề văn ở bài tập 3.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận của em về một bài thơ của Nguyễn Trãi.

 
Xem lời giải >>
Bài 24 :

Lập dàn ý cho đề bài sau: Viết bài văn trình bày suy nghĩ của bạn về quan niệm sống được Nguyễn Trãi gửi gắm trong bài thơ Ngôn chí, bài 3.

 
Xem lời giải >>
Bài 25 :

Để viết được bài nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng, đạo lí, các em không cần lưu ý điểm nào sau đây?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Hãy đánh dấu v vào ô phù hợp.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Chọn một nội dung hoặc một phần trong dàn ý để viết thành đoạn văn (khoảng 8-10 dòng)

Xem lời giải >>