Đề bài

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận của em về một bài thơ của Nguyễn Trãi.

 

Phương pháp giải

- Tham khảo các nguồn tài liệu về thơ văn Nguyễn Trãi (Đọc sách hoặc trên mạng).

- Chọn một tác phẩm thơ ấn tượng.

- Đưa ra cảm nhận của em về bài thơ đó.

 
Lời giải của GV Loigiaihay.com

Thuật hứng

(Bài 24)

Công danh đã được hợp về nhàn,

Lành dữ âu chi thế ngợi khen.

Ao cạn vớt bèo cấy muống,

Trì thanh phát cỏ ương sen.

 

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,

Thuyền chở yên hà nặng vạy then.

Bui có một lòng trung liễn hiếu,

Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.  

Thuật hứng – Bài 24 là một bài thơ viết bằng chữ Nôm tuy ngắn gọn, giản dị nhưng không kém phần độc đáo. Bài thơ nằm trong chùm thơ “Thuật hứng” in trong tập thơ Quốc âm thi tập nổi tiếng của Nguyễn Trãi,  được viết ra trong thời kỳ Ức Trai về sống ở Côn Sơn. Bài thơ “Thuật hứng – 24” này được viết theo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn bát cú (các câu 3, 4, 8 chỉ có 6 từ). Với giọng thơ nhẹ nhàng, khoan thai; giọng điệu tâm tình, cởi mở và sử dụng ngôn ngữ: ao, bèo, muống, đĩa, cỏ, sen, kho, thu, phong, nguyệt, thuyền, yên hà đã tạo nên cốt cách bài thơ vừa dân dã, mộc mạc vừa cổ điển thanh cao. “Thuật hứng” đã thể hiện một cách đẹp đẽ sâu sắc những tư tưởng tình cảm cao đẹp của Ức Trai như coi thường danh lợi, thích sống nhàn trong cuộc đời thanh bạch, lúc nào cũng giữ trọng lòng trung hiếu son sắt, thuỷ chung. Đọc bài thơ, ta vô cùng kính yêu và cảm phục Nguyễn Trãi - một nhân cách kẻ sĩ cao đẹp như vua Lê Thánh Tông đã ngợi ca: “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”.

 

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Nhận xét về cách đặt nhan đề bài viết.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Vấn đề đã được người viết triển khai bằng những luận điểm nào?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Chỉ ra các yếu tố làm nên sức thuyết phục của văn bản.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (tình yêu tuổi học trò).

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Suy nghĩ về những tấm gương vượt qua số phận của chính mình.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Viết bài văn nghị luận bàn về sức mạnh của ý chí con người trong cuộc sống nhân học các đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàngChiến thắng Mtao Mxây

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Văn bản bàn về vấn đề gì?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Xác định luận đề và luận điểm của văn bản.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Chỉ ra các lí lẽ và bằng chứng

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Nhận biết các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Nhận biết các tri thức về bối cảnh lịch sử, văn hóa, hiểu biết về Nguyễn Trãi được nêu trong bài.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Quan niệm của em về lòng yêu nước.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội hay chưa?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Việc tác giả dùng đoạn đầu trong thân bài để đưa ra cách hiểu về khái niệm “thần tượng” có tác dụng như thế nào trong cách triển khai vấn đề?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Nhận xét về cách người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các luận điểm chính trong văn bản.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Nêu một số từ ngữ, câu văn cho thấy người viết đã chú ý thể hiện quan điểm của mình, nhận xét về cách thể hiện ấy.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Bạn rút được kinh nghiệm hay lưu ý gì trong cách trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống từ ngữ liệu trên?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Hãy viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến về một trong những vấn đề sau:

- Tầm quan trọng của động cơ học tập;

- Ứng xử trên không gian mạng;

- Quan niệm về lòng vị tha;

- Thị hiếu của thanh niên ngày nay,...

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, không cần lưu ý điểm nào?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Hãy nêu một số vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học mà em đã học?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Lập dàn ý cho đề văn: Từ các đoạn trích đã được học “Hê-ra-clet đi tìm táo vàng” và “Chiến thắng Mtao Mxây”, viết bài văn nghị luận bàn về ý chí của con người trong cuộc sống.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Viết  mở bài cho đề văn ở bài tập 3.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Lập dàn ý cho đề bài sau: Viết bài văn trình bày suy nghĩ của bạn về quan niệm sống được Nguyễn Trãi gửi gắm trong bài thơ Ngôn chí, bài 3.

 
Xem lời giải >>
Bài 24 :

Để viết được bài nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng, đạo lí, các em không cần lưu ý điểm nào sau đây?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Hãy đánh dấu v vào ô phù hợp.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Lập dàn ý cho đề bài sau: Trình bày quan niệm của em về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Chọn một nội dung hoặc một phần trong dàn ý để viết thành đoạn văn (khoảng 8-10 dòng)

Xem lời giải >>