Lập dàn ý cho đề văn: Từ các đoạn trích đã được học “Hê-ra-clet đi tìm táo vàng” và “Chiến thắng Mtao Mxây”, viết bài văn nghị luận bàn về ý chí của con người trong cuộc sống.
Đọc lại các đoạn trích, liệt kê các chi tiết nói về sức mạnh ý chí con người trong hai đoạn trích, xác định nội dung và các luận điểm trong mỗi phần.
Mở bài:
Từ xa xưa, văn học nhân loại đã có nhiều tác phẩm mang giá trị đạo đức, tinh thần. Ẩn sâu trong mỗi văn bản là những bài học giáo dục sâu sắc. Hai đoạn trích Hê-ra-clet đi tìm táo vàng và Chiến thắng Mtao Mxây đều có xuất xứ từ các văn bản văn học dân gian được xây dựng bởi trí tưởng tượng của nhân dân, những thông điệp mà hai tác phẩm gửi gắm vẫn còn có giá trị đến ngày nay trong đó đặc biệt phải kể tới bài học về sức mạnh ý chí của con người.
Thân bài:
- Giới thiệu sơ qua về nội dung của hai đoạn trích:
+ Hê-ra-clet đi tìm táo vàng là câu chuyện kể về một vị bán thần dũng cảm đã thực hiện được kì công tìm được vườn táo của nữ thần Hê-ra. Nhờ ý chí phi thường của bản thân, Hê-ra-clet đã thành công thực hiện nhiệm vụ lấy được những quả táo vàng- một nhiệm vụ tưởng như không thể thực hiện được.
+ Chiến thắng Mtao Mxây kể về cuộc chiến chính nghĩa của chàng Đăm Săn với Mtao Mxây để giành lại danh dự cho gia đình và bộ tộc. Trải qua nhiều hiệp đấu không ngừng nghỉ với sự kiên trì và sự giúp sức của cộng đồng, thần linh Đăm Săn đã giành được chiến thắng vinh quang.
→ Cả hai nhân vật đều là những người có sức mạnh ý chí phi thường.
- Giải thích (sức mạnh ý chí là gì?): Ý chí là năng lực thực hiện những hành động có mục đích, là năng lực khắc phục những khó khăn, thử thách vươn đến thành công.
- Vai trò, ý nghĩa của sức mạnh ý trí (Tại sao cần phải có sức mạnh ý chí?): Sức mạnh của ý chí là vô cùng to lớn. Có ý chí mạnh mẽ, lòng quyết tâm và nghị lực kiên cường, cùng với tinh thần lạc quan thì sẽ vượt qua mọi khó khăn gian khổ và dẫn đến thành công. Sống có ý chí và nghị lực mạnh mẽ sẽ giúp con người có đủ sức mạnh đương đầu với khó khăn, và vượt qua thử thách của cuộc sống một cách dễ dàng hơn.
- Biểu hiện của người có ý chí: Là người luôn cố gắng thực hiện mục tiêu, lí tưởng của mình mà không hề nản chí, buông xuôi.
- Dẫn chứng về những người có ý chí: Thomas Edison, hoa hậu H’hen Niê, Chủ tịch Hồ Chí Minh,…
- Phản đề: Bên cạnh những người có ý chí vươn tới thành công vẫn còn có rất nhiều người không có sức mạnh ý chí, dễ chùn bước trước khó khăn thử thách và lo sợ thất bại → Cần phê phán vì họ sẽ ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh.
- Liên hệ bạn thân: Cần phải có cái nhìn tích cực, lạc quan để tăng sức mạnh ý chí của bản thân, học tập tốt, rèn luyện đạo đức, kiên trì trong mọi việc để hướng tới hoàn thành mục tiêu.
Kết bài:
Trong cuộc sống muôn màu, muôn vẻ ta không thể biết trước tương lai sẽ xảy ra những gì nhưng ở hiện tại hãy luôn cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ, lạc quan trước mọi thử thách để luôn sẵn sàng vượt qua tất cả khó khăn, tiến gần đến thành công.
Các bài tập cùng chuyên đề
Nhận xét về cách đặt nhan đề bài viết.
Vấn đề đã được người viết triển khai bằng những luận điểm nào?
Chỉ ra các yếu tố làm nên sức thuyết phục của văn bản.
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (tình yêu tuổi học trò).
Suy nghĩ về những tấm gương vượt qua số phận của chính mình.
Viết bài văn nghị luận bàn về sức mạnh của ý chí con người trong cuộc sống nhân học các đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng và Chiến thắng Mtao Mxây
Văn bản bàn về vấn đề gì?
Xác định luận đề và luận điểm của văn bản.
Chỉ ra các lí lẽ và bằng chứng
Nhận biết các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh
Nhận biết các tri thức về bối cảnh lịch sử, văn hóa, hiểu biết về Nguyễn Trãi được nêu trong bài.
Quan niệm của em về lòng yêu nước.
Ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội hay chưa?
Việc tác giả dùng đoạn đầu trong thân bài để đưa ra cách hiểu về khái niệm “thần tượng” có tác dụng như thế nào trong cách triển khai vấn đề?
Nhận xét về cách người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các luận điểm chính trong văn bản.
Nêu một số từ ngữ, câu văn cho thấy người viết đã chú ý thể hiện quan điểm của mình, nhận xét về cách thể hiện ấy.
Bạn rút được kinh nghiệm hay lưu ý gì trong cách trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống từ ngữ liệu trên?
Hãy viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến về một trong những vấn đề sau:
- Tầm quan trọng của động cơ học tập;
- Ứng xử trên không gian mạng;
- Quan niệm về lòng vị tha;
- Thị hiếu của thanh niên ngày nay,...
Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, không cần lưu ý điểm nào?
Hãy nêu một số vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học mà em đã học?
Viết mở bài cho đề văn ở bài tập 3.
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận của em về một bài thơ của Nguyễn Trãi.
Lập dàn ý cho đề bài sau: Viết bài văn trình bày suy nghĩ của bạn về quan niệm sống được Nguyễn Trãi gửi gắm trong bài thơ Ngôn chí, bài 3.
Để viết được bài nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng, đạo lí, các em không cần lưu ý điểm nào sau đây?
Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Hãy đánh dấu v vào ô phù hợp.
Lập dàn ý cho đề bài sau: Trình bày quan niệm của em về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
Chọn một nội dung hoặc một phần trong dàn ý để viết thành đoạn văn (khoảng 8-10 dòng)