Đề bài

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (tình yêu tuổi học trò).

Phương pháp giải

- Triển khai luận điểm nêu suy nghĩ của bản thân về vấn đề nghị luận.

- Lưu ý việc đưa ra luận điểm, lí lẽ, bằng chứng cần mạch lạc, khoa học.

- Khái quát, tổng kết lại vấn đề.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài: giới thiệu ngắn gọn về vấn đề nghị luận: tình yêu tuổi học trò.

     Mỗi chúng ta đều trưởng thành từ những kỉ niệm và tình cảm tốt đẹp. Một trong số những tình cảm cao đẹp không thể không nhắc đến chính là tình yêu tuổi học trò.

2. Thân bài

a) Giải thích tình yêu, tình yêu tuổi học trò.

     Tình yêu tuổi học trò là những tình cảm, thứ rung động đầu đời của nam sinh và nữ sinh khi còn cắp sách đến trường, là tình cảm khi ta biết yêu thương một người khác giới, muốn cố gắng, hoàn thiện bản thân mình hơn nữa để xứng đáng với người mình thích.

b) Lợi ích và tác hại của yêu sớm:

- Tình yêu tuổi học trò là tình cảm đẹp nhất, trong sáng nhất, thánh thiện nhất và giàu mơ mộng nhất.

- Bạn có thể dành thời gian để quan tâm đến người ấy nhưng bạn đừng quên rằng nhiệm vụ chính của mình vẫn là học tập, là xây dựng tương lai cho bản thân mình.

- Nhiều bạn học sinh đã khiến cho nét đẹp của tình yêu tuổi học trò trở nên xấu xí và có phần phản cảm. Các bạn chỉ vì yêu đương sớm mà trở nên chểnh mảng, thờ ơ chuyện học tập khiến cho thành tích ngày càng đi xuống khiến cho ba mẹ và thầy cô phải lo lắng cho mình.

3. Kết bài: khẳng định lại suy nghĩ của bản thân về tình yêu tuổi học trò.

     Tình yêu tuổi học trò không phải là một điều gì xấu xa, không tốt mà là một điều tất yếu trong quy luật trưởng thành của con người.

 

Bài làm

     Tuổi học trò, ít nhất một lần bạn đã lỡ cảm nắng một cô nàng dễ mến hay một anh chàng đẹp trai và ngầu nào đó. Và có lẽ, đó là tình cảm trong sáng, thiêng liêng nhất mà bạn không thể nào quên. Các bạn biết đấy, tình yêu rất khó để giải nghĩa và tình yêu tuổi học trò cũng vậy. Những cung bậc cảm xúc đan xen, vui, buồn, hờn, giận,… là thứ bạn cảm nhận được. Đúng vậy, mỗi chúng ta đều trưởng thành từ những kỉ niệm và tình cảm tốt đẹp. Một trong số những tình cảm cao đẹp không thể không nhắc đến chính là tình yêu tuổi học trò.

     Tình yêu là vấn đề muôn đời được xã hội quan tâm. Tình yêu giúp cho sự sống được nối dài, giúp con người gắn kết với nhau và làm cho cuộc đời trở nên tươi đẹp và hạnh phúc hơn. Mỗi thời đại sẽ có cách nhìn nhận và quan điểm khác nhau về tình yêu. Đặc biệt là vấn đề về tình yêu tuổi học trò. Tình yêu tuổi học trò là những tình cảm, thứ rung động đầu đời của nam sinh và nữ sinh khi còn cắp sách đến trường, là tình cảm khi ta biết yêu thương một người khác giới, muốn cố gắng, hoàn thiện bản thân mình hơn nữa để xứng đáng với người mình thích. Tình yêu tuổi học trò là một thứ tình cảm tốt đẹp, để lại cho mỗi người nhiều trải nghiệm cũng như kỉ niệm quý giá. Theo quan điểm của riêng tôi, tình yêu tuổi học trò là tình cảm đẹp nhất, trong sáng nhất, thánh thiện nhất và giàu mơ mộng nhất.

     Người ta vẫn gọi những tình cảm tinh khôi đó là những "rung động đầu đời". Trong đời học sinh, có lẽ đã hơn một lần bạn cảm thấy "rung động" trước một chàng trai nào đó. Trước những cử chỉ, hành động quan tâm đến bạn, trước một ánh nhìn đầy trìu mến hay đơn giản chỉ là một nụ cười thân thiện của người bạn khác giới, tất cả có thể khiến cho trái tim bạn phải rung lên những cảm xúc của tình yêu. Bạn có thể đã mến người ấy, đã thích người ấy nhưng chưa hẳn là bạn đã yêu. Người ấy luôn hiện hữu trong tâm trí bạn mỗi lúc vui buồn, bạn luôn quan tâm đến người ấy từng li từng tí. Bạn buồn vì người ấy tỏ ra lạnh lùng với bạn hay thờ ơ trước những cử chỉ quan tâm của bạn. Đó là những biểu hiện của tình yêu nhưng chưa hẳn là tình yêu đích thực.

     Ở lứa tuổi học trò như tôi và các bạn, tình yêu không phải là điều xấu. Đó đơn giản là những rung động đầu đời rất đỗi đáng yêu của con người. Có rất nhiều người cảm thấy tiếc nuối về những tình cảm trong sáng đó khi đã qua rồi thời tuổi học trò. Bởi vậy, chúng ta cần tôn trọng, nâng niu những tình cảm đó. Đừng để khi thời gian qua rồi, ngoảnh đầu nhìn lại, ta cảm thấy nuối tiếc. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên coi tình yêu là tất cả. Bạn có thể dành thời gian để quan tâm đến người ấy nhưng bạn đừng quên rằng nhiệm vụ chính của mình vẫn là học tập, là xây dựng tương lai cho bản thân mình. Bạn giống như một con ong cần mẫn, mỗi ngày đều chăm chỉ hút mật để xây dựng tương lai của mình, để cuộc đời tỏa hương thơm ngát. Tuy nhiên dù chỉ một chút lầm lỡ, một giây phút bồng bột trong tình yêu cũng đủ làm cho tòa lâu đài tương lai của bạn xây dựng bị sụp đổ.

     Thay vì để tình yêu làm mất tương lai của mình, chúng ta có thể biến nó thành động lực để giúp cả hai cùng tiến bộ, cùng giúp đỡ nhau trong học tập, trong cuộc sống từ đó có thể là nền tảng để xây dựng một mối quan hệ lâu dài và bền chặt. Tình yêu học trò là những kỉ niệm đẹp khắc sâu trong tâm trí con người, khiến cho chúng ta có một phần kí ức tươi đẹp để nhớ về. Chính vì vậy bạn nên biến nó thành những kỉ niệm đáng nhớ, đừng vì quá chú tâm vào nó mà đánh mất tương lai của bản thân. Hãy để tình yêu trở thành động lực, trở thành kỉ niệm tươi đẹp nhất trong lứa tuổi học trò.

     Mỗi người có một cách hiểu, một cách cảm nhận về tình yêu tuổi học trò khác nhau, các bậc phụ huynh cũng sẽ thấy lo lắng cho tương lai của con mình vì những hành động, việc làm thể hiện tình yêu đã ảnh hưởng đến việc học. Nhiều bạn học sinh đã khiến cho nét đẹp của tình yêu tuổi học trò trở nên xấu xí và có phần phản cảm. Các bạn chỉ vì yêu đương sớm mà trở nên chểnh mảng, thờ ơ chuyện học tập khiến cho thành tích ngày càng đi xuống khiến cho ba mẹ và thầy cô phải lo lắng cho mình. Bên cạnh đó, việc thể hiện tình cảm một cách công khai, thái quá và thậm chí quá lố lăng đã khiến cho quan niệm về tình yêu tuổi học trò trở nên sai lệch và bị biến chất, khiến cho nhiều người có cái nhìn không tốt về tình yêu tuổi học trò.

     Tình yêu tuổi học trò không phải là một điều gì xấu xa, không tốt mà là một điều tất yếu trong quy luật trưởng thành của con người. Những người trẻ phải biết rõ được giới hạn, biết phân biệt điều đúng và sai trước khi hành động. Mỗi chúng ta ở lứa tuổi học trò cần biết tôn trọng, nâng niu những tình cảm ấy, biến nó thành những kỉ niệm đẹp và đáng nhớ của tuổi học trò. Đừng để khi thời gian qua rồi, ngoảnh đầu nhìn lại, ta cảm thấy nuối tiếc một thời đã qua.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Nhận xét về cách đặt nhan đề bài viết.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Vấn đề đã được người viết triển khai bằng những luận điểm nào?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Chỉ ra các yếu tố làm nên sức thuyết phục của văn bản.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Suy nghĩ về những tấm gương vượt qua số phận của chính mình.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Viết bài văn nghị luận bàn về sức mạnh của ý chí con người trong cuộc sống nhân học các đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàngChiến thắng Mtao Mxây

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Văn bản bàn về vấn đề gì?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Xác định luận đề và luận điểm của văn bản.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Chỉ ra các lí lẽ và bằng chứng

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Nhận biết các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Nhận biết các tri thức về bối cảnh lịch sử, văn hóa, hiểu biết về Nguyễn Trãi được nêu trong bài.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Quan niệm của em về lòng yêu nước.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội hay chưa?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Việc tác giả dùng đoạn đầu trong thân bài để đưa ra cách hiểu về khái niệm “thần tượng” có tác dụng như thế nào trong cách triển khai vấn đề?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Nhận xét về cách người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các luận điểm chính trong văn bản.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Nêu một số từ ngữ, câu văn cho thấy người viết đã chú ý thể hiện quan điểm của mình, nhận xét về cách thể hiện ấy.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Bạn rút được kinh nghiệm hay lưu ý gì trong cách trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống từ ngữ liệu trên?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Hãy viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến về một trong những vấn đề sau:

- Tầm quan trọng của động cơ học tập;

- Ứng xử trên không gian mạng;

- Quan niệm về lòng vị tha;

- Thị hiếu của thanh niên ngày nay,...

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, không cần lưu ý điểm nào?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Hãy nêu một số vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học mà em đã học?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Lập dàn ý cho đề văn: Từ các đoạn trích đã được học “Hê-ra-clet đi tìm táo vàng” và “Chiến thắng Mtao Mxây”, viết bài văn nghị luận bàn về ý chí của con người trong cuộc sống.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Viết  mở bài cho đề văn ở bài tập 3.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận của em về một bài thơ của Nguyễn Trãi.

 
Xem lời giải >>
Bài 23 :

Lập dàn ý cho đề bài sau: Viết bài văn trình bày suy nghĩ của bạn về quan niệm sống được Nguyễn Trãi gửi gắm trong bài thơ Ngôn chí, bài 3.

 
Xem lời giải >>
Bài 24 :

Để viết được bài nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng, đạo lí, các em không cần lưu ý điểm nào sau đây?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Hãy đánh dấu v vào ô phù hợp.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Lập dàn ý cho đề bài sau: Trình bày quan niệm của em về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Chọn một nội dung hoặc một phần trong dàn ý để viết thành đoạn văn (khoảng 8-10 dòng)

Xem lời giải >>