Đề bài

Có thể em chưa biết: Cột cờ Hà Nội hay còn gọi Kỳ đài Hà Nội là một kết cấu dạng tháp được xây dựng cùng thời với thành Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn (bắt đầu năm 1805, hoàn thành năm 1812). Kiến trúc cột cờ bao gồm ba tầng đế và một thân cột, được coi là một trong những biểu tượng của thành phố.

Đo chiều cao từ mặt đất đến đỉnh cột cờ của cột cờ Hà Nội (Kỳ đài Hà Nội), người ta cắm hai cọc bằng nhau MA và NB cao 1 m so với mặt đất. Hai cọc này song song, cách nhau 10 m và thẳng hàng so với tim cột cờ (như hình vẽ). Đặt giác kế đứng tại A và B để ngắm đến đỉnh cột cờ, người ta đo được các góc lần lượt là \(50^\circ 19'12''\) và \(43^\circ 16'\) so với đường song song mặt đất. Hãy tính chiều cao của cột cờ (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai)

Phương pháp giải

Kẻ đoạn thẳng DC biểu diễn cột cờ, các cọc và cột cờ cùng vuông góc với mặt đất.

Kéo dài đoạn thẳng AB, cắt DC tại H.

Chứng minh AB = MN = 10m.

Biểu diễn \(\cot DAH\) và \(\cot DBH\) theo tỉ số lượng giác của tam giác vuông \(DAH\) và \(DBH\).

Từ đó tính chiều cao cột cờ DC theo DH và HC.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Kẻ DC là đoạn thẳng biểu diễn cột cờ, khi đó các cọc và cột cờ cùng vuông góc với mặt đất nên DC // AM // BN.

Xét tứ giác ABMN có AM // BN và  AM = BN = 1 m  nên ABMN là hình bình hành, suy ra \(AB = MN = 10m\), AB // MN.

Kéo dài AB cắt DC tại H, mà AB // MN nên AH // CN.

Mà \(DC \bot CN\) nên \(DH \bot HB\) hay \(\widehat {DHB} = 90^\circ \).

Xét tam giác DHA vuông tại H, ta có: \(\cot DAH = \frac{{AH}}{{DH}}\) suy ra \(AH = DH.\cot DAH\).

Xét tam giác DHB vuông tại H, ta có: \(\cot DBH = \frac{{BH}}{{DH}}\) suy ra \(BH = DH.\cot DBH\).

Ta có: \(AB = BH - AH\)

\(AB = DH.\cot DBH - DH.\cot DAH\)

\(AB = DH\left( {\cot DBH - \cot DAH} \right)\)

\(10 = DH\left( {\cot 43^\circ 16' - \cot 50^\circ 19'12''} \right)\)

\(DH = \frac{{10}}{{\cot 43^\circ 16' - \cot 50^\circ 19'12''}} \approx 42,96\left( m \right)\)

Tứ giác AMCH có \(\widehat M = \widehat C = \widehat H = 90^\circ \) nên tứ giác AMCH là hình chữ nhật, suy ra \(CH = AM = 1m\).

Vậy độ cao cột cờ DC là \(DC = DH + HC = 42,96 + 1 = 43,96\left( m \right)\).

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Cho tam giác $ABC$ vuông tại  $A$ có \(AB = 5\,cm,\,\,\cot C = \dfrac{7}{8}\) . Tính độ dài các đoạn thẳng $AC$ và $BC$ . (làm tròn đến chữ số thập phân thứ $2$ )

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Xét tam giác ABC trong Hình 4.16.

a) Viết các tỉ số lượng giác tang, cotang của góc B và góc C theo b và c.

b) Tính mỗi cạnh góc vuông b và c theo cạnh góc vuông kia và các tỉ số lượng giác trên của góc B và góc C.


Xem lời giải >>
Bài 3 :

Bóng trên mặt đất của một cây dài 25 m. Tính chiều cao của cây (làm tròn đến dm) , biết rằng tia nắng mặt trời tạo với mặt đất góc \({40^0}\) (H.4.18).

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Tính góc nghiêng \(\alpha \) và chiều rộng AB của mái nhà kho trong Hình 4.23

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Tính các góc của hình thoi có hai đường chéo dài \(2\sqrt 3 \) và 2.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Một người đứng tại điểm A, cách gương phẳng đặt nằm trên mặt đất tại điểm B là 1,2 m, nhìn thấy hình phản chiếu qua gương B của ngọn cây (cây có gốc ở tại điểm C cách B là 4,8 m, B nằm giữa A và C). Biết khoảng cách từ mặt đất đến mắt người đó là 1,65 m. Tính chiều cao của cây (H.4.24).

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tìm chiều rộng d của dòng sông trong Hình 4.27 (làm tròn đến m) .

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Một cây cao bị gãy, ngọn cây đổ xuống mặt đất. Ba điểm: gốc cây, điểm gãy, ngọn cây tạo thành một tam giác vuông. Đoạn cây gãy tạo với mặt đất góc \({20^0}\) và chắn ngang lối đi một đoạn 5 m (H.4.36). Hỏi trước khi bị gãy, cây cao khoảng bao nhiêu mét (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Tính độ dài cạnh góc vuông x của mỗi tam giác vuông trong Hình 3 (kết quả làm tròn đến hàng phần trăm).

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Cho tam giác MNP có \(\widehat N = {70^o},\widehat P = {38^o}\), đường cao MI = 11,5 cm. Độ dài cạnh NP của tam giác MNP (kết quả làm tròn đến hàng phần mười) bằng

A. 20,9 cm

B. 18,9 cm

C. 40,6 cm

D. 16,9 cm 

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) (Hình 17)

a) Biểu diễn \(\tan B,\cot C\) theo \(AB,AC\).

b) Viết công thức tính \(AC\) theo \(AB\) và \(\tan B\).

c) Viết công thức tính \(AC\) theo \(AB\) và \(\cot C\).

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Tính \(AB\) trong Hình 17 khi \(AC = 4cm\) và \(\widehat B = 34^\circ \) (làm tròn kết quả đến hàng phần mười của centimét).

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Từ vị trí \(A\) ở phía trên một tòa nhà có chiều cao \(AD = 68m\), bác Duy nhìn thấy vị trí \(C\) cao nhất của một tháp truyền hình, góc tạo bởi tia \(AC\) và tia \(AH\) theo phương nằm ngang là \(\widehat {CAH} = 43^\circ \). Bác Duy cũng nhìn thấy chân tháp tại vị trí \(B\) mà góc tạo bởi tia \(AB\) và tia \(AH\) là \(\widehat {BAH} = 28^\circ \), điểm \(H\) thuộc đoạn \(BC\) (Hình 27). Tính khoảng cách \(BD\) từ chân tháp đến chân tòa nhà và chiều cao \(BC\) của tháp truyền hình (làm tròn kết quả đến hàng phần mười của mét).

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Quan sát Hình 4.27 và tính:

a) Khoảng cách NH giữa Nam và cây;

b) Chiều cao AB của cây.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Cho tam giác \(ABC\) vuông tại  \(A\) có \(AB = 9\,cm,\,\,\tan C = \dfrac{5}{4}\) . Tính độ dài các đoạn thẳng \(AC\) và \(BC\) . (làm tròn đến chữ số thập phân thứ \(2\) )

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Cho tứ giác $ABCD$ có $\widehat A = \widehat D = {90^0},\widehat C = {40^0},AB = 4cm,AD = 3cm.$ Tính diện tích tứ giác $ABCD.$ (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai)

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Cho tứ giác \(ABCD\) có \(\widehat A = \widehat D = {90^0},\widehat C = {45^0},AB = 6cm,AD = 8cm.\) Tính diện tích tứ giác \(ABCD.\)

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Một tam giác cân có đường cao ứng với đáy đúng bằng độ dài đáy. Tính các góc của tam giác đó.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Cho tam giác \(ABC\) vuông cân tại \(A\left( {AB = AC = a} \right)\) . Phân giác của góc \(B\) cắt \(AC\) tại \(D\).

Tính \(DA;DC\) theo \(a\).

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) có đường cao \(AH\) (\(H\) thuộc \(BC\)). Biết \(\angle ACB = {60^0},\,\,CH = a\). Tính độ dài \(AB\) và \(AC\) theo \(a\).

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Cho hình thang \(ABCD\) vuông tại \(A\) và \(D;\)\(\angle C = {50^0}\). Biết \(AB = 2;AD = 1,2\). Tính diện tích hình thang \(ABCD.\)

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Tính cạnh AC của tam giác vuông trong Hình 7.

 

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Cho tam giác ABC có AB = 6cm, \(\widehat A = 15^\circ ,\widehat B = 35^\circ \). Tính độ dài đường cao CH của tam giác ABC (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm của centimet).

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Cho tam giác ABC có \(BC = 11cm,\widehat {ABC} = {38^o},\widehat {ACB} = {30^o}\). Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ A đến BC. Hãy tính AH.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Chiều cao từ mặt đất đến đỉnh tháp Pisa ở Italia là 58m, tháp nghiêng góc \({5^o}30'\) đối với phương thẳng đứng (H.4.17). Khi Mặt Trời chiếu vuông góc với mặt đất thì bóng của tháp dài bao nhiêu decimét?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Cho tam giác ABC có đường cao AH, \(\widehat B = {60^o},\widehat C = {45^o}\) và cạnh \(BC = 6cm\). Chứng minh rằng \(AH = 3\left( {3 - \sqrt 3 } \right)cm\).

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Hai chiếc thuyền A và B ở vị trí được minh họa như trong Hình 4.20. Tính khoảng cách giữa chúng (làm tròn đến m), biết \(IK = 380m\).

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Độ dài y trong Hình 4 (kết quả làm tròn đến hàng phần mười) là

A. 10,2

B. 8,4

C. 10,3

D. 11

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Từ một máy bay trực thăng, một người đặt mắt tại vị trí M ở độ cao MH = 920 m. Người đó nhìn hai vị trí A và B của hai đầu một cây cầu theo phương MA và MB tạo với phương nằm ngang Mx các góc lần lượt là \(\widehat {AMx} = 37^\circ ,\widehat {BMx} = 31^\circ \) với Mx // AB (Hình 24). Hỏi độ dài AB của cây cầu là bao nhiêu mét (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Flycam là từ viết tắt của Fly camera. Đây là thiết bị bay không người lái có lắp camera hay máy ảnh để quay phim hoặc chụp ảnh từ trên cao. Một chiếc Flycam đang ở vị trí A cách cây cầu BC (theo phương thẳng đứng) một khoảng AH = 120m. Biết góc tạo bởi phương AB, AC với các phương vuông góc với mặt cầu tại B, C lần lượt là \(\widehat {ABx} = 30^\circ ,\widehat {ACx} = 45^\circ \) (hình 26). Tính độ dài BC của cây cầu (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm của mét).

Xem lời giải >>