Đề bài

Em ấn tượng nhất với một hoặc hai dòng thơ nào trong bài thơ Sông núi nước Nam? Vì sao?

Phương pháp giải

Chọn một hoặc hai dòng thơ mà em tâm đắc và lí giải 

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Hai câu thơ đầu, tác giả đã khẳng định chân lý của độc lập, chủ quyền:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

Trong quan niệm đương thời, “đế” là đại diện cho dân cho nước, vì thế ý thơ cần được hiểu rộng sông núi của nước Nam là do người dân nước Nam ở. Chân lý này tưởng chừng là điều đơn giản, hiển nhiên nhưng nó đã được đánh đổi bằng bao mồ hôi, xương máu, nước mắt và cả sự hi sinh của cha ông ta. Chính vì thế Nam quốc là mảnh đất thiêng liêng, anh hùng mà không một ai được phép xâm phạm tới. Câu thơ đầu tiên chính là lời tuyên bố hùng hồn, đanh thép về chủ quyền, lãnh thổ của dân tộc. Tác giả tự xưng dân tộc mình là “Nam quốc”, gọi vua nước ta là “đế”, đó chính là cách để thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Xưa nay, các nước phương Bắc hay coi thường, miệt thị nước ta, xem Đại Việt ta là một nước chư hầu thuộc địa không phải là một quốc gia độc lập, vua ta chỉ là các vương hầu dưới quyền cai trị của chúng hằng năm phải nộp cống vật. Chỉ bằng cách gọi tên ấy, tác giả đã đưa nước Nam sánh ngang cùng các quốc gia khác, khẳng định nước ta là một nước độc lập, có lãnh thổ, chủ quyền riêng không chịu phụ thuộc bởi bất cứ thế lực nào, vua ta cũng là những bậc đế vương anh minh, tài giỏi không thua kém vua bất cứ nước các khác. Câu thơ không chỉ vang lên niềm tự hào, kiêu hãnh về dân tộc mà còn là lời cảnh tỉnh cho sự hống hách, ngông cuồng của bọn đế quốc phương Bắc. Chân lý của độc lập, chủ quyền của dân tộc không chỉ được minh chứng bằng lý lẽ thực tiễn mà còn được khẳng định bởi “thiên thư”. Hai chữ “tiệt nhiên” được thốt lên chắc nịch, mạnh mẽ, đanh thép mà không ai có thể lên tiếng phản bác. Sông núi nước Nam đã được định phận ở sách trời, có thần linh chứng giám cho nên điều đó là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Kẻ nào dám chống đối với ý đồ đặt gót chân dơ bẩn vào bờ cõi nước Nam cũng có nghĩa là đang đi ngược lại ý trời, kẻ đó ắt sẽ bị trừng phạt thích đáng. Câu thơ mang màu sắc thần linh khiến cho chân lí về độc lập, chủ quyền thêm phần thiêng liêng và có giá trị hơn.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Qua các tài liệu đã tìm hiểu, hãy trình bày hoàn cảnh xuất hiện bài Sông núi nước Nam và cho biết: Vì sao bài thơ được gọi là Thơ thần?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Bài Sông núi nước Nam được viết theo thể loại nào?

A. Thơ Nôm Đường luật tứ tuyệt

B. Thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn

C. Thơ Đường luật tứ tuyệt viết bằng chữ Hán

D. Thơ Đường luật thất ngôn bát cú viết bằng chữ Hán

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Hai dòng thơ đầu bài thơ Sông núi nước Nam khẳng định điều gì? Các từ ngữ “Nam quốc”, “Nam đế”, “tiệt nhiên”, “định phận”, “thiên thư” đóng vai trò như thế nào trong việc khẳng định điều đó?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Tìm những từ ngữ ở hai dòng thơ cuối bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập và niềm tin tất thắng của nhân dân ta

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Theo em, hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối bài thơ Sông núi nước Nam có mối liên hệ như thế nào? Vì sao bài thơ được coi là “bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên” của nước ta?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Ai là tác giả của Nam quốc sơn hà?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Từ “Nam quốc sơn hà” là từ thuần Việt, đúng hay sai?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Tác phẩm được viết trong cuộc chiến chống quân?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Nam quốc sơn hà được mệnh danh là?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Thể thơ tác giả dùng để viết Nam quốc sơn hà là gì?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Giọng điệu nổi bật trong “Nam quốc sơn hà” là gì?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Nam quốc sơn hà khẳng định điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Nội dung nào không xuất hiện trong bài Sông núi nước Nam?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Từ “đế” trong bài thơ có ý nghĩa gì?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Từ “thiên thư” ở câu thứ hai có ý nghĩa là gì?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Xét về mục đích nói, câu thơ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm thuộc kiểu câu gì?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Chọn câu trả lời đúng nhất.

Kết cấu câu hỏi ở câu thơ "Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm" nhằm mục đích gì?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Câu thơ Chúng mày nhất định phải tan vỡ muốn khẳng định điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Chú ý yếu tố khẳng định chủ quyền trong một “bản tuyên ngôn độc lập”

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Qua các tài liệu đã tìm hiểu, hãy trình bày bối cảnh xuất hiện bài Sông núi nước Nam và cho biết: Vì sao bài thơ được gọi là Thơ thần?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Nêu đặc điểm hình thức thể loại của bài thơ (số chữ, số dòng, niêm, luật và cách hiệp vần ở bản phiên âm bài thơ)

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Hai dòng thơ đầu khẳng định điều gì? Các từ ngữ “Nam quốc”, “Nam đế”, “tiệt nhiên”, “định phận”, “thiên thư” đóng vai trò gì trong việc khẳng định điều đó?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Phân tích hai dòng thơ cuối để làm rõ nội dung (tư tưởng và tình cảm) mà tác giả muốn thể hiện.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Theo em, hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối có mối liên hệ như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Em có suy nghĩ gì sau khi học bài Sông núi nước Nam? Theo em, nội dung tư tưởng bài thơ có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ ngày nay?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Tình cảm và thái độ của người viết thể hiện trong bài thơ Sông núi nước Nam?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Bài thơ Sông núi nước Nam ngoài việc biểu ý, thì có biểu cảm, đúng hay sai?

Xem lời giải >>