Đề bài

Qua các tài liệu đã tìm hiểu, hãy trình bày hoàn cảnh xuất hiện bài Sông núi nước Nam và cho biết: Vì sao bài thơ được gọi là Thơ thần?

Phương pháp giải

Tìm hiểu qua sách báo, internet

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Hoàn cảnh xuất hiện bài Sông múi nước Nam: Bài thơ Sông núi nước Nam được ghi chép trong các sách như Lĩnh Nam chích quái (Lựa chọn những chuyện quái lạ ở Lĩnh Nam, cuối thế kỉ XIV), Việt điện u linh tập (Tập truyện về cõi u linh của đất Việt, 1329) và Đại Việt sử kí toàn thư, kể lại chuyện Lê Hoàn năm 981 và Lý Thường Kiệt năm 1076 đã sử dụng bài thơ trong các cuộc kháng chiến chống quân Tổng xâm lược trên phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu ngày nay) để khích lệ các tướng sĩ một lòng đánh giặc và cảnh báo sự thất bại của kẻ thù xâm lược. Bài thơ vốn không có nhan đề và chưa rõ tác giả là ai. Sau này, một số sách ghi tên tác giả là Lý Thường Kiệt và đặt tên là Nam quốc sơn hà.

- Bài thơ được gọi là Thơ thân do truyền thuyết kể lại chuyện Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt cho người nấp vào đền thờ hai vị anh hùng chống ngoại xâm, đồng thời là hai vị thần sông Như Nguyệt là Trương Hống và Trương Hát để giả giọng thần đọc bài thơ Nam quốc sơn hà. Các nhà nghiên cứu cho rằng: Thời trung đại, niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo còn rất mạnh, nên có thể tác giả bài thơ đã giấu tên để bài thơ khi được đọc trong đền thờ các vị thần sẽ trở nên linh thiêng, có tác dụng cổ vũ lớn và cảnh báo mạnh mẽ hơn. Bài thơ được đọc hùng hồn giữa đêm vắng, âm vang trên dòng sông lịch sử linh thiêng đã khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ Đại Việt, khiến quân thù run sợ mà tan rã. Trong các đền thờ Trương Hống, Trương Hát trên sông Cầu đều có thần tích ghi lại bài thơ này. Tác phẩm Nam quốc sơn hà trở nên linh thiêng và được coi như bài thơ của thần linh đất Việt hiển hiện cùng con cháu đánh giặc, giữ nước.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Bài Sông núi nước Nam được viết theo thể loại nào?

A. Thơ Nôm Đường luật tứ tuyệt

B. Thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn

C. Thơ Đường luật tứ tuyệt viết bằng chữ Hán

D. Thơ Đường luật thất ngôn bát cú viết bằng chữ Hán

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Hai dòng thơ đầu bài thơ Sông núi nước Nam khẳng định điều gì? Các từ ngữ “Nam quốc”, “Nam đế”, “tiệt nhiên”, “định phận”, “thiên thư” đóng vai trò như thế nào trong việc khẳng định điều đó?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Tìm những từ ngữ ở hai dòng thơ cuối bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập và niềm tin tất thắng của nhân dân ta

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Theo em, hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối bài thơ Sông núi nước Nam có mối liên hệ như thế nào? Vì sao bài thơ được coi là “bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên” của nước ta?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Em ấn tượng nhất với một hoặc hai dòng thơ nào trong bài thơ Sông núi nước Nam? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Ai là tác giả của Nam quốc sơn hà?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Từ “Nam quốc sơn hà” là từ thuần Việt, đúng hay sai?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Tác phẩm được viết trong cuộc chiến chống quân?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Nam quốc sơn hà được mệnh danh là?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Thể thơ tác giả dùng để viết Nam quốc sơn hà là gì?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Giọng điệu nổi bật trong “Nam quốc sơn hà” là gì?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Nam quốc sơn hà khẳng định điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Nội dung nào không xuất hiện trong bài Sông núi nước Nam?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Từ “đế” trong bài thơ có ý nghĩa gì?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Từ “thiên thư” ở câu thứ hai có ý nghĩa là gì?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Xét về mục đích nói, câu thơ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm thuộc kiểu câu gì?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Chọn câu trả lời đúng nhất.

Kết cấu câu hỏi ở câu thơ "Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm" nhằm mục đích gì?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Câu thơ Chúng mày nhất định phải tan vỡ muốn khẳng định điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Chú ý yếu tố khẳng định chủ quyền trong một “bản tuyên ngôn độc lập”

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Qua các tài liệu đã tìm hiểu, hãy trình bày bối cảnh xuất hiện bài Sông núi nước Nam và cho biết: Vì sao bài thơ được gọi là Thơ thần?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Nêu đặc điểm hình thức thể loại của bài thơ (số chữ, số dòng, niêm, luật và cách hiệp vần ở bản phiên âm bài thơ)

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Hai dòng thơ đầu khẳng định điều gì? Các từ ngữ “Nam quốc”, “Nam đế”, “tiệt nhiên”, “định phận”, “thiên thư” đóng vai trò gì trong việc khẳng định điều đó?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Phân tích hai dòng thơ cuối để làm rõ nội dung (tư tưởng và tình cảm) mà tác giả muốn thể hiện.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Theo em, hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối có mối liên hệ như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Em có suy nghĩ gì sau khi học bài Sông núi nước Nam? Theo em, nội dung tư tưởng bài thơ có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ ngày nay?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Tình cảm và thái độ của người viết thể hiện trong bài thơ Sông núi nước Nam?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Bài thơ Sông núi nước Nam ngoài việc biểu ý, thì có biểu cảm, đúng hay sai?

Xem lời giải >>