Viết số \(0,1\left( {235} \right)\) dưới dạng phân số.
\(0,1\left( {235} \right) = 1,\left( {235} \right):10 = \left( {1 + 0,\left( {235} \right)} \right):10\)
Tính 0,(235) tương tự như bài trên
Ta có: \(0,1\left( {235} \right) = 1,\left( {235} \right):10 = \left( {1 + 0,\left( {235} \right)} \right):10\)
Đặt \(x = 0,\left( {235} \right) \Rightarrow 1000x = 235,\left( {235} \right) = 235 + x \Rightarrow 999x = 235 \Rightarrow x = \dfrac{{235}}{{999}}\).
Do đó: \(0,1\left( {235} \right) = \left( {1 + \dfrac{{235}}{{999}}} \right):10 = \dfrac{{1234}}{{9990}}\)
Các bài tập cùng chuyên đề
Hãy biểu diễn các số hữu tỉ sau đây dưới dạng số thập phân: \(\frac{{12}}{{25}};\frac{{27}}{2};\frac{{10}}{9}\)
Hãy so sánh hai số hữu tỉ: \(0,834\) và \(\frac{5}{6}\).
Hãy thực hiện các phép chia sau đây:
\(3:2 = ?\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,37:25 = ?\,\,\,\,\,\,\,\,5:3 = ?\,\,\,\,\,\,1:9 = ?\)
b) Dùng kết quả trên để viết các số \(\frac{3}{2};\frac{{37}}{{25}};\frac{5}{3};\frac{1}{9}\) dưới dạng số thập phân.
a) Hãy biểu diễn các số hữu tỉ sau đây dưới dạng số thập phân:
\(\frac{{15}}{8};\,\,\,\frac{{ - 99}}{{20}};\,\,\,\frac{{40}}{9};\,\,\, - \frac{{44}}{7}\)
b) Trong các số thập phân vừa tính được, hãy chỉ ra các số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Viết các phân số sau dưới dạng số thập phân:
a) \(\frac{5}{{16}};\,\,\,\, - \frac{7}{{50}};\,\,\,\,\frac{{11}}{{40}};\,\,\,\,\frac{9}{{200}}.\)
b) \(\frac{1}{7};\,\,\,\frac{1}{{11}};\,\,\,\,\frac{3}{{13}};\,\,\, - \frac{5}{{12}}\).
Kết quả điểm môn Toán của Bích trong học kì 1 như sau:
Điểm đánh giá thường xuyên: 6; 8; 8; 9;
Điểm đánh giá giữa kì: 7;
Điểm đánh giá cuối kì: 10.
Hãy tính điểm trung bình môn Toán của Bích và làm tròn đến hàng phần mười.
Viết mỗi số thập phân hữu hạn sau đây dưới dạng phân số tối giản:
a) 6,5 b) -1,28 c) -0,124
Số thập phân 0,35 được viết dưới dạng phân số tối giản thì tổng tử và mẫu bằng bao nhiêu?
Trong bốn số \(\frac{{13}}{8};\frac{{ - 135}}{{18}};\frac{{35}}{{147}};\frac{{132}}{{55}}\), số không viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn là
A. \(\frac{{13}}{8}\)
B. \(\frac{{ - 135}}{{18}}\)
C. \(\frac{{35}}{{147}}\)
D. \(\frac{{132}}{{55}}\).
a) Hãy biểu diễn các số hữu tỉ sau đây dưới dạng số thập phân.
\( - \dfrac{7}{4}\);\(\dfrac{{33}}{{10}}\);\(\dfrac{{ - 124}}{3}\);\(\dfrac{{12}}{{25}}\)
b) Trong các số thập phân trên hãy chỉ ra các số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Hãy biểu diễn các số thập phân sau dưới dạng số hữu tỉ: 7,2; 0,25; 7,(2)
Tìm số hữu tỉ trong các số sau:
5,3; \(\sqrt {\dfrac{1}{9}} \);\(\sqrt {99} \);2,(11); 0,456; \(\sqrt {1,21} \)
Phân số biểu diễn số hữu tỉ \( - 0,625\)
So sánh \(a = 0,\left( {12} \right)\) và \(b = 0,1\left( {21} \right)\)
Hãy biểu diễn các số thập phân sau đây dưới dạng số hữu tỉ: 12,3; 0,12; 5(3).
Viết \(\frac{5}{9}\) và \(\frac{5}{{99}}\) dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Chứng tỏ rằng
a) 0,123 + 0,876 = 1
b) 0,123.3 + 0,630 = 1
Viết số thập phân hữu hạn sau đây dưới dạng phân số tối giản: 0,32