Đề bài

Món quà tình cảm nào mà theo nhà thơ trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ?

Phương pháp giải

Đọc kĩ đoạn thơ nói về mẹ.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Món quà tình cảm mà theo nhà thơ, chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ đó là sự chăm sóc, yêu thương trẻ thơ để em bé có được một môi trường phát triển tốt (là tình yêu, lời ru, sự bế bồng chăm sóc).

Cách 2

- Theo nhà thơ, món quà tình cảm mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ thơ chính là tình yêu của mẹ. Tình yêu ấy thể hiện một cách bình dị mà cảm động qua sự chăm sóc ân cần và lời hát ru của mẹ. Mỗi hình ảnh trong lời hát ru của mẹ đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa, gửi gắm những ước mong của me dành cho trẻ thơ. 

+ Cái bống cái bang vốn chỉ những em bé ngoan, chăm chỉ trong bài ca dao: 

“Cái bống là cái bống bang

Khéo sảy khéo sàng cho mẹ nấu cơm

Mẹ bống đi chợ đường trơn

Bống ra gánh đỡ chạy cơn mưa ròng”

Nhắc đến cái bống, nhà thơ ngầm ý nhắc nhở các em hãy là những người con hiếu thảo, biết yêu thương, giúp đỡ cha mẹ. 

+ Cánh cò gợi nhớ đến bài ca dao: 

“Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao 

Ông ơi ông vớt tôi nao 

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng 

Có xáo thì xáo nước trong 

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.” 

Cánh cò trắng biểu tượng cho người nông dân vất vả, một nắng hai sương kiếm ăn mà vẫn quanh năm thiếu thốn. Tuy hoàn cảnh sống lam lũ, cực nhọc nhưng họ vẫn giữ tấm lòng trong sạch. 

+ Vị gừng cay trong lời ru của mẹ gợi nhớ những câu ca dao: 

“Tay nâng chén muối đĩa gừng

Gừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau

Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau cũng phải ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.”

Người xưa đã mượn những đặc tính tự nhiên của gừng và muối để diễn tả tình nghĩa thủy chung, son sắt của con người. “Gừng càng già càng cay”, cũng giống như tình cảm yêu thương chân thành của con người sẽ càng trở nên mặn mà, đằm thắm qua thời gian. Bài ca dao nhắc nhở sự thủy chung trong tình vợ tình chồng. 

ð Những hình ảnh mẹ mang đến cho trẻ con qua lời ru chứa đựng những lời nhắn nhủ ân cần về cách sống đẹp: biết yêu thương, chia sẻ, nhân ái, thủy chung,… Đó chính là dòng sữa mát lành nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. 

Cách 3

Món quà chỉ có mẹ mang lại: tình yêu và lời ru.

Mẹ sinh ra để bế bồng trẻ con, chăm sóc từng cái ăn giấc ngủ, mang đến tiếng hát ngọt ngào ru con vào giấc ngủ êm đềm.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính của văn bản Chuyện cổ tích về loài người là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Nêu tên một truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam hoặc văn học nước ngoài mà em biết. Trong truyện kể đó, sự ra đời của loài người có điều gì kì lạ?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Đọc một bài thơ hoặc đoạn thơ viết về tình cảm gia đình mà em biết.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Em hãy nêu những căn cứ để xác định Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Trong tưởng tượng của nhà thơ trong văn bản Chuyện cổ tích về loài người, thế giới đã biến đổi ra sao sau khi trẻ con ra đời?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Trong văn bản Chuyện cổ tích về loài người, bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện gì? Hãy nêu những điều mà bà muốn gửi gắm trong những câu chuyện đó.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Theo cách nhìn của nhà thơ trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, điều bố dành cho trẻ có gì khác so với điều bà và mẹ dành cho trẻ.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Trong khổ thơ cuối bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, em thấy hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như thế nào.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Nhan đề Chuyện cổ tích về loài người gợi lên cho em những suy nghĩ gì?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Câu chuyện về Nguồn gốc của loài người qua thơ của tác giả Xuân Quỳnh có gì khác so với những câu chuyện về nguồn gốc của loài người mà em đã biết? Sự khác biệt ấy có ý nghĩa như thế nào.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Theo lời kể của nhà thơ trong Chuyện cổ tích về loài người, vì trẻ con, những sự vật, hiện tượng nào được sinh ra?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Nhà thơ đã sử dụng những biện pháp tụ từ nào để miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên trong văn bản Chuyện cổ tích về loài người? Những biện pháp tu từ đó có tác dụng gì?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Qua đoạn trích Chuyện cổ tích về loài người, nhà thơ muốn nhắn gửi tới trẻ con điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Những căn cứ để xác định Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Những biến đổi kì diệu của thế giới sau khi trẻ con ra đời qua miêu tả của nhà thơ trong Chuyện cổ tích về loài người

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Điền vào sơ đồ những món quà tình cảm mà mẹ đã tặng cho trẻ trong Chuyện cổ tích về loài người

MẸ

 

 

 

 

 

 

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Những điều bà muốn gửi tới trẻ con qua những câu chuyện kể trong Chuyện cổ tích về loài người

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Những điều bà muốn gửi tới trẻ con qua những câu chuyện kể trong Chuyện cổ tích về loài người

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Những món quà tình cảm mà bố dành cho trẻ con trong Chuyện cổ tích về loài người

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Trong khổ thơ cuối bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, hình ảnh trường lớp thể hiện qua nhiều sự vật. Hãy điền vào sơ đồ dưới đây tên các sự vật theo thứ tự xuất hiện trong khổ thơ:

Sự vật 1

Sự vật 2

Sự vật 3

Sự vật 4

Sự vật 5

 

 

 

 

 

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Những suy nghĩ mà nhan đề Chuyện cổ tích về loài người gợi cho em

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Hoàn thành bảng sau đây:

Cách lí giải nguồn gốc loài người trong các câu chuyện mà em biết

Cách lí giải nguồn gốc loài người trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người

 

 

 

Nhận xét của em về cách lí giải của nhà thơ Xuân Quỳnh:

 

 

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) thể hiện cảm xúc về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người:

Xem lời giải >>