Trong tưởng tượng của nhà thơ trong văn bản Chuyện cổ tích về loài người, thế giới đã biến đổi ra sao sau khi trẻ con ra đời?
Đọc toàn bài thơ và tìm ý.
Cách 1
Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi khi trẻ con ra đời:
- Mặt trời nhô cao, cỏ cây bắt đầu sống dậy, chim sinh ra cho trẻ con tiếng hót, gió cũng thổi những làn gió mát lành, sông, biển bắt đầu hình thành cho trẻ con đi tắm, mây xuất hiện che bóng cho trẻ, đường cũng dài theo bước chân của trẻ con.
- Tình yêu, lời ru của mẹ và những câu chuyện kể được sinh ra từ bà.
- Sự hiểu biết xuất hiện từ lời kể của bố.
- Chữ viết, bàn ghế, trường lớp cũng bắt đầu sinh ra cho trẻ em.
Cách 2- Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi sau khi trẻ con ra đời là:
+ mặt trời nhô cao.
+ màu xanh cỏ cây bắt đầu có
+ cây cao bằng gang tay
+ có lá cỏ và hoa
+ hoa có màu đỏ
+ chim bấy giờ sinh ra
+ có tiếng hót của chim trong và cao
+ có gió truyền âm thanh
+ có sông, có biển
+ biển sinh ý nghĩ, cá tôm, những cánh buồm
+ đám mây cho bóng rợp
+ có đường cho trẻ tập đi
→ Theo cảm nhận của nhà thơ, mỗi sự thay đổi trên thế giới đều bắt nguồn từ sự sinh ra của trẻ con. Các sự vật, hiện tượng xuất hiện đều để nâng đỡ, nuôi dưỡng, góp phần giúp trẻ con trưởng thành cả về thể chất và tâm hồn.
Cách 3Sau khi trẻ con ra đời, trái đất bắt đầu có sự xuất hiện của các sự vật:
Mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ.
Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc.
“Cây cao bằng găng tay/Lá cỏ bằng sợi tóc” giúp trẻ con cảm nhận về kích thước.
Tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh.
Sông: giúp trẻ con có nước để tắm
Biển: giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp thực phẩm và là nơi tìm hiểu, khám phá.
Đám mây: đem đến bóng mát.
Con đường: giúp trẻ con tập đi.
Các bài tập cùng chuyên đề
Nêu tên một truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam hoặc văn học nước ngoài mà em biết. Trong truyện kể đó, sự ra đời của loài người có điều gì kì lạ?
Đọc một bài thơ hoặc đoạn thơ viết về tình cảm gia đình mà em biết.
Em hãy nêu những căn cứ để xác định Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ.
Món quà tình cảm nào mà theo nhà thơ trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ?
Trong văn bản Chuyện cổ tích về loài người, bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện gì? Hãy nêu những điều mà bà muốn gửi gắm trong những câu chuyện đó.
Theo cách nhìn của nhà thơ trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, điều bố dành cho trẻ có gì khác so với điều bà và mẹ dành cho trẻ.
Trong khổ thơ cuối bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, em thấy hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như thế nào.
Nhan đề Chuyện cổ tích về loài người gợi lên cho em những suy nghĩ gì?
Câu chuyện về Nguồn gốc của loài người qua thơ của tác giả Xuân Quỳnh có gì khác so với những câu chuyện về nguồn gốc của loài người mà em đã biết? Sự khác biệt ấy có ý nghĩa như thế nào.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.
Theo lời kể của nhà thơ trong Chuyện cổ tích về loài người, vì trẻ con, những sự vật, hiện tượng nào được sinh ra?
Nhà thơ đã sử dụng những biện pháp tụ từ nào để miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên trong văn bản Chuyện cổ tích về loài người? Những biện pháp tu từ đó có tác dụng gì?
Qua đoạn trích Chuyện cổ tích về loài người, nhà thơ muốn nhắn gửi tới trẻ con điều gì?
Những căn cứ để xác định Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ
Những biến đổi kì diệu của thế giới sau khi trẻ con ra đời qua miêu tả của nhà thơ trong Chuyện cổ tích về loài người
Điền vào sơ đồ những món quà tình cảm mà mẹ đã tặng cho trẻ trong Chuyện cổ tích về loài người
MẸ |
|
|
|
|
|
Những điều bà muốn gửi tới trẻ con qua những câu chuyện kể trong Chuyện cổ tích về loài người
Những điều bà muốn gửi tới trẻ con qua những câu chuyện kể trong Chuyện cổ tích về loài người
Những món quà tình cảm mà bố dành cho trẻ con trong Chuyện cổ tích về loài người
Trong khổ thơ cuối bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, hình ảnh trường lớp thể hiện qua nhiều sự vật. Hãy điền vào sơ đồ dưới đây tên các sự vật theo thứ tự xuất hiện trong khổ thơ:
Sự vật 1 |
Sự vật 2 |
Sự vật 3 |
Sự vật 4 |
Sự vật 5 |
|
|
|
|
|
Những suy nghĩ mà nhan đề Chuyện cổ tích về loài người gợi cho em
Hoàn thành bảng sau đây:
Cách lí giải nguồn gốc loài người trong các câu chuyện mà em biết |
Cách lí giải nguồn gốc loài người trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người |
|
|
Nhận xét của em về cách lí giải của nhà thơ Xuân Quỳnh:
|
Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) thể hiện cảm xúc về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người: