Đề bài

Có những phương pháp chọn giống vật nuôi nào? Hãy kể tên, nêu cách tiến hành và ưu nhược điểm của những phương pháp đó?

 

Phương pháp giải

Nghiên cứu nội dung phần 3 trong SGK để trả lời.

 
Lời giải của GV Loigiaihay.com

Có hai phương pháp chọn giống vật nuôi:

- Phương pháp chọn lọc hàng loạt:

+  Chọn lọc hãng loạt là phương pháp định kì theo dõi, ghi chép các chi tiêu như ngoại hình, năng suất, chất lượng sản phẩm mà vật nuôi đạt được ngay trong điều kiện của sản xuất.

+ Cách tiến hành:

  1. Đặt ra những tiêu chuẩn cho các chi tiêu chọn lọc (công việc này được tiến hành trước khi chọn lọc)

  2. Căn cứ vào số liệu ghi chép về màu lông, da, hình dáng, khối lượng cơ thể, năng suất sửa, trứng,... của đàn vật nuôi để tiến hành chọn.

  3. Những cá thể đạt tiêu chuẩn sẽ được giữ lại làm giống

+ Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém và được áp dụng khi cần chọn lọc nhiều vật nuôi một lúc hay trong thời gian ngắn. 

+ Nhược điểm: Độ chính xác không cao

Phương pháp chọn lọc cá thể:

- Chọn lọc cá thể là phương pháp chọn lọc được tiến hành tại các trung tâm giống để chọn lọc Hãy nề dược vật nuôi đạt yêu cầu cao về chất lượng giống. 

+ Thông thường, quá trình chọn lọc cá thể gồm các bước sau:

  1. Chọn lọc tổ tiên: Dựa vào phả hệ (lí lịch) để xem xét các đời tổ tiên của vật nuôi có tốt hay không và từ đó dự đoán dược phẩm chất sẽ có ở đời sau. Vật nuôi nào có tổ tiên tốt sẽ là đối tượng được chọn lọc.

  2. Chọn lọc bản thân: Để phát huy tốt tiềm năng di truyền của vật nuôi thì chúng sẽ được nuôi trong điều kiện tiêu chuẩn về nuôi dưỡng, chăm sóc.

  3. Kiểm tra đời con nhằm xác định khả năng di truyền những tính trạng tốt của bản thân con vật cho dời sau. Căn cứ vào phẩm chất của đời con để quyết định có tiếp tục sử dụng bố hoặc mẹ chúng làm giống hay không.

+ Ưu điểm: Hiệu quả chọn lọc cao hơn.

+ Nhược điểm: Cần nhiều thời gian, trình độ khoa học kĩ thuật và điều kiện cơ sở vật chất.

 

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Quan sát Hình 4.1 và chỉ ra những đặc điểm đặc trưng về ngoại hình khi chọn giống bò hướng thịt và bò hướng sữa. 


Xem lời giải >>
Bài 2 :

Sử dụng internet, sách, báo,... tìm hiểu về các chỉ tiêu ngoại hình của một giống vật nuôi phổ biến ở địa phương em.

 
Xem lời giải >>
Bài 3 :

Thể chất là gì? Thể chất phụ thuộc vào những yếu tố nào?

 
Xem lời giải >>
Bài 4 :

Thế nào là sinh trưởng, phát dục của vật nuôi? Cho ví dụ minh họa.

 
Xem lời giải >>
Bài 5 :

Sử dụng internet, sách, báo, … và cho biết nghiên cứu sinh trưởng, phát dục theo giai đoạn có ý nghĩa gì trong chăn nuôi

 
Xem lời giải >>
Bài 6 :

Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu thêm khả năng sản xuất của một số giống vật nuôi phổ biến ở địa phương em

 
Xem lời giải >>
Bài 7 :

Sử dụng internet, sách, báo, … tìm hiểu về phương pháp chọn lọc hàng loạt một số vật nuôi phổ biến.

 
Xem lời giải >>
Bài 8 :

1. Những câu phát biểu nào dưới đây đúng về phương pháp chọn lọc hàng loạt?

A. Chọn những gà trống to, khỏe mạnh trong đàn để làm giống.

B. Chọn trong đàn những con gà mái đẻ nhiều trứng để làm giống.

C. Chọn trong đàn lấy những con trâu “Sừng cành ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi, tai lá mít, đít lồng bàn, …” để làm giống.

D. Loại thải những con “gà trắng, chân chì”, giữ lại những con “mình đen, chân trắng” để làm giống.

E. Phương pháp chọn lọc tiến hành ngay trong điều kiện sản xuất

G. Phương pháp chọn lọc này phải áp dụng tiến bộ khoa học cao.

H. Phương pháp chọn lọc đơn giản, có độ chính xác không cao, áp dụng rộng rãi trong sản xuất.

I. Chọn những con lợn nái tốt (sinh ra từ cặp bố, mẹ được lựa chọn), sau 1 đến 2 lứa đẻ, nếu con nào đẻ nhiều con, các con sinh trưởng, phát dục tốt thì giữ con lợn đó để làm giống.

2. So sánh quá trình sinh trưởng với quá trình phát dục ở vật nuôi.

3. So sánh chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể.

 
Xem lời giải >>
Bài 9 :

Quan sát thực tiễn chăn nuôi ở gia đình và địa phương, hãy đề xuất biện pháp chọn giống phù hợp cho một đối tượng vật nuôi cụ thể.

 
Xem lời giải >>
Bài 10 :

Khi chọn mua một con vật để làm giống, theo em cần phải chọn con vật như thế nào?

 
Xem lời giải >>
Bài 11 :

Chọn giống vật nuôi là gì?

 
Xem lời giải >>
Bài 12 :

Cho một số ví dụ khác về chọn giống vật nuôi.

 
Xem lời giải >>
Bài 13 :

Vai trò của chọn giống vật nuôi là gì?

 
Xem lời giải >>
Bài 14 :

Hãy đề xuất giải pháp để cải thiện khả năng sản xuất của lợn ở những thế hệ sau.

 
Xem lời giải >>
Bài 15 :

 Đặc điểm ngoại hình của vật nuôi là gì?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Hãy kể tên một số chỉ tiêu về ngoại hình để đánh giá chọn giống vật nuôi?

 
Xem lời giải >>
Bài 17 :

Hãy mô tả ngoại hình của vật nuôi trong Hình 6.1 và 6.2 phù hợp với hướng sản xuất?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Để chọn những con gà với mục đích đẻ trứng, lợn với mục đích đẻ con, bò với mục đích lấy sữa em sẽ chọn những con có ngoại hình như thế nào? Vì sao?

 
Xem lời giải >>
Bài 19 :

Có thể sử dụng những phương pháp nào để đánh giá ngoại hình của vật nuôi?

 
Xem lời giải >>
Bài 20 :

Hãy gọi tên các chiều đo có trong Hình 6.3.


Xem lời giải >>
Bài 21 :

Trong chọn lọc vật nuôi theo thể chất, cần chọn những con vật như thế nào? 

 
Xem lời giải >>
Bài 22 :

Hãy lấy ví dụ về sự sinh trưởng và phát dục của một số loại vật nuôi?

 
Xem lời giải >>
Bài 23 :

Hãy đọc thông tin trong Bảng 6.1 và 6.2, nêu một số chỉ tiêu năng suất và chất lượng sản phẩm của vật nuôi.


Xem lời giải >>
Bài 24 :

Hãy nêu ví dụ về phương pháp chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể.

 
Xem lời giải >>
Bài 25 :

Hãy so sánh các phương pháp chọn lọc theo mẫu Bảng 6.3.


Xem lời giải >>
Bài 26 :

Hãy tìm hiểu hoạt động chăn nuôi ở địa phương em (nếu có) và cho biết những công việc trong chọn giống vật nuôi.

 
Xem lời giải >>
Bài 27 :

Chọn lọc dựa vào chỉ thị phân tử là gì?

 
Xem lời giải >>
Bài 28 :

Hãy nêu ưu và nhược điểm của phương pháp chọn lọc dựa vào chỉ thị phân tử.

 
Xem lời giải >>
Bài 29 :

Hãy trình bày ưu và nhược điểm của phương pháp chọn lọc bằng bộ gene.

 
Xem lời giải >>
Bài 30 :

Hãy tìm hiểu thêm những ứng dụng công nghệ sinh học được sử dụng để chọn giống vật nuôi.

 
Xem lời giải >>