1. Những câu phát biểu nào dưới đây đúng về phương pháp chọn lọc hàng loạt?
A. Chọn những gà trống to, khỏe mạnh trong đàn để làm giống.
B. Chọn trong đàn những con gà mái đẻ nhiều trứng để làm giống.
C. Chọn trong đàn lấy những con trâu “Sừng cành ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi, tai lá mít, đít lồng bàn, …” để làm giống.
D. Loại thải những con “gà trắng, chân chì”, giữ lại những con “mình đen, chân trắng” để làm giống.
E. Phương pháp chọn lọc tiến hành ngay trong điều kiện sản xuất
G. Phương pháp chọn lọc này phải áp dụng tiến bộ khoa học cao.
H. Phương pháp chọn lọc đơn giản, có độ chính xác không cao, áp dụng rộng rãi trong sản xuất.
I. Chọn những con lợn nái tốt (sinh ra từ cặp bố, mẹ được lựa chọn), sau 1 đến 2 lứa đẻ, nếu con nào đẻ nhiều con, các con sinh trưởng, phát dục tốt thì giữ con lợn đó để làm giống.
2. So sánh quá trình sinh trưởng với quá trình phát dục ở vật nuôi.
3. So sánh chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể.
Vận dụng tất cả những kiến thức đã học và kiến thức thực tiễn để trả lời câu hỏi.
1. Những câu phát biểu đúng về phương pháp chọn lọc hàng loạt:
A. Chọn những gà trống to, khỏe mạnh trong đàn để làm giống.
C. Chọn trong đàn lấy những con trâu “Sừng cành ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi, tai lá mít, đít lồng bàn, …” để làm giống.
D. Loại thải những con “gà trắng, chân chì”, giữ lại những con “mình đen, chân trắng” để làm giống.
E. Phương pháp chọn lọc tiến hành ngay trong điều kiện sản xuất
H. Phương pháp chọn lọc đơn giản, có độ chính xác không cao, áp dụng rộng rãi trong sản xuất.
2. * Giống nhau:
- Cả hai quá trình tạo nên sự phát triển chung của cơ thể
- Là căn cứ quan trọng để đánh giá chọn lọc vật nuôi
* Khác nhau:
+ Sự sinh trưởng
- Qua quá trình trao đổi chất cơ thể phát triển và có sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận cơ thể.
- Ví dụ: Thể trọng lợn con tăng từ 2kg lên 8kg
+ Sự phát dục
- Là sự thay đổi về thể chất của các bộ phận trong cơ thể vật nuôi
- Ví dụ: Gà trống biết gáy.
3. * Giống nhau:
- Đều được sử dụng trong chọn giống thực vật và động vật.
- Để có cơ sở chung là tạo ra giống có năng suất cao đưa vào sản xuất đại trà phục vụ cho nhu cầu con người.
* Khác nhau:
Dấu hiệu so sánh |
Chọn lọc cá thể |
Chọn lọc hàng loạt |
Đối tượng |
Sử dụng đối với dòng giao phấn. |
Sử dụng đối với các dòng tự thụ phấn, nhân giống vô tính |
Số lượng giống |
Chọn ngay số lượng cá thể lớn |
Bé |
Năng suất |
Chọn kiểu hình nên năng suất không ổn định. |
Chọn kiểu gen nên năng suất được ổn định |
Cách chọn loc |
Phải chọn lặp đi lặp lại nhiều lần |
Có thể chỉ chọn một lần đã có giống tốt thuần chủng |
Ưu, nhược điểm |
Dễ tiến hành, không đòi hỏi kỹ thuật cao, tốn thời gian, giá thành rẻ, được áp dụng phổ biến. |
Khó tiến hành, đòi hỏi kỹ thuật cao, ít tốn thời gian, giá thành đắt, không được áp dụng phổ biến. |
Các bài tập cùng chuyên đề
Quan sát Hình 4.1 và chỉ ra những đặc điểm đặc trưng về ngoại hình khi chọn giống bò hướng thịt và bò hướng sữa.

Sử dụng internet, sách, báo,... tìm hiểu về các chỉ tiêu ngoại hình của một giống vật nuôi phổ biến ở địa phương em.
Thể chất là gì? Thể chất phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Thế nào là sinh trưởng, phát dục của vật nuôi? Cho ví dụ minh họa.
Sử dụng internet, sách, báo, … và cho biết nghiên cứu sinh trưởng, phát dục theo giai đoạn có ý nghĩa gì trong chăn nuôi
Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu thêm khả năng sản xuất của một số giống vật nuôi phổ biến ở địa phương em
Sử dụng internet, sách, báo, … tìm hiểu về phương pháp chọn lọc hàng loạt một số vật nuôi phổ biến.
Quan sát thực tiễn chăn nuôi ở gia đình và địa phương, hãy đề xuất biện pháp chọn giống phù hợp cho một đối tượng vật nuôi cụ thể.
Khi chọn mua một con vật để làm giống, theo em cần phải chọn con vật như thế nào?
Chọn giống vật nuôi là gì?
Cho một số ví dụ khác về chọn giống vật nuôi.
Vai trò của chọn giống vật nuôi là gì?
Hãy đề xuất giải pháp để cải thiện khả năng sản xuất của lợn ở những thế hệ sau.
Đặc điểm ngoại hình của vật nuôi là gì?
Hãy kể tên một số chỉ tiêu về ngoại hình để đánh giá chọn giống vật nuôi?
Hãy mô tả ngoại hình của vật nuôi trong Hình 6.1 và 6.2 phù hợp với hướng sản xuất?

Để chọn những con gà với mục đích đẻ trứng, lợn với mục đích đẻ con, bò với mục đích lấy sữa em sẽ chọn những con có ngoại hình như thế nào? Vì sao?
Có thể sử dụng những phương pháp nào để đánh giá ngoại hình của vật nuôi?
Hãy gọi tên các chiều đo có trong Hình 6.3.

Trong chọn lọc vật nuôi theo thể chất, cần chọn những con vật như thế nào?
Hãy lấy ví dụ về sự sinh trưởng và phát dục của một số loại vật nuôi?
Hãy đọc thông tin trong Bảng 6.1 và 6.2, nêu một số chỉ tiêu năng suất và chất lượng sản phẩm của vật nuôi.

Có những phương pháp chọn giống vật nuôi nào? Hãy kể tên, nêu cách tiến hành và ưu nhược điểm của những phương pháp đó?
Hãy nêu ví dụ về phương pháp chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể.
Hãy so sánh các phương pháp chọn lọc theo mẫu Bảng 6.3.

Hãy tìm hiểu hoạt động chăn nuôi ở địa phương em (nếu có) và cho biết những công việc trong chọn giống vật nuôi.
Chọn lọc dựa vào chỉ thị phân tử là gì?
Hãy nêu ưu và nhược điểm của phương pháp chọn lọc dựa vào chỉ thị phân tử.
Hãy trình bày ưu và nhược điểm của phương pháp chọn lọc bằng bộ gene.
Hãy tìm hiểu thêm những ứng dụng công nghệ sinh học được sử dụng để chọn giống vật nuôi.