Bạn có nhận xét gì về cách kết thúc truyện Thần Trụ Trời?
Đọc kĩ phần kết thúc truyện.
Cách 1
Truyện thần thoại Thần Trụ trời được kết thúc bằng một bài vè, liệt kê tên của các vị thần như: thần Đếm cát, thần Tát bể (biển), thần Kể sao, thần Đào sông, thần Trồng cây, thần Xây rú (núi), thần Trụ trời.
→ Đây là cách kết thúc truyện độc đáo. Ở những câu vè phía trên, tác giả dân gian liệt kê tên các vị thần có công tiếp tục công việc đang còn dang dở và chốt lại bằng câu “Ông Trụ trời” như muốn khẳng định, tôn trọng, khắc ghi công lao của thần Trụ trời trong việc tạo ra trời đất.
Cách 2- Truyện được kết thúc bằng một bài thơ gồm các câu hát dân gian về các vị thần xây dựng thế gian.
- Cách kết thúc truyện đặc biệt và độc đáo. Ở những câu hát, tác giả dân gian đã đưa ra liệt kê về các vị thần có công xây dựng thế gian theo lí giải của người xưa với câu kết Ông Trụ trời một lần nữa khẳng định, khắc ghi, đề cao công lao của thần Trụ trời trong việc tạo ra trời đất.
Cách 3Đây là một cách kết thúc khá thú vị khi đưa được một câu hát dân gian được lưu truyền. Từ đó mà người đọc có thể dễ dàng nhớ và hiểu được về thần trụ trời cũng như những các vị thần khác như thần Sao, thần sông, thần Biển. Đó cũng như một cách lưu giữu, truyên truyền một nét văn hóa dân gian của Việt Nam
Các bài tập cùng chuyên đề
Đọc trước truyện Thần Trụ Trời. Tìm hiểu thêm những thông tin về truyện thần thoại Việt Nam từ các nguồn khác nhau (sách, báo, Internet,...); lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin quan trọng về truyện thần thoại Việt Nam.
Em đã đọc truyện thần thoại nào của Việt Nam? Hãy nhớ lại để có thể kể trước lớp.
Chú ý bối cảnh khi thần xuất hiện trong thần trụ trời
Trong văn bản thần trụ trời, thần đã làm những gì?
Mục đích giải thích của người kể thể hiện ở những chi tiết nào trong văn bản thần trụ trời?
Nêu các sự kiện chính của truyện thần trụ trời. Sự kiện nào liên quan đến ý nghĩa của nhan đề Thần Trụ Trời?
Phân tích trí tưởng tượng phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản thần trụ trời
Truyện Thần Trụ Trời nhằm giải thích các hiện tượng gì? Cách giải thích ấy có điểm gì giống và khác với các truyền thuyết đã học ở lớp 6 như Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm,...?
Vẽ hoặc miêu tả bằng lời về hình ảnh thần Trụ Trời theo hình dung, tưởng tượng của em.
Trong phần kết, truyện thần trụ trời nêu tên bảy vị thần gắn với việc giải thích nguồn gốc các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Theo tưởng tượng của em còn có vị thần nào khác nữa? Tên vị thần ấy là gì?
Bạn biết những truyện thần thoại nào? Hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về những truyện thần thoại ấy?
Bạn hình dung như thế nào về vị thần Trụ trời?
Đọc văn bản Thần Trụ Trời và cho biết trời và đất thay đổi như thế nào sau khi có cột chống trời?
Chỉ ra các yếu tố về không gian, thời gian của câu chuyện Thần Trụ Trời
Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Thần Trụ Trời là một truyện thần thoại?
Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ trời. Từ đó, hãy nhận xét về đặc điểm của nhân vật này.
Nêu nội dung bao quát của truyện Thần Trụ trời.
Nhận xét về cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian trong Thần Trụ Trời. Ngày nay, cách giải thích ấy có còn phù hợp không? Vì sao?
Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho bạn nhớ đến truyền thuyết nào của người Việt Nam? Hãy tóm tắt truyền thuyết ấy và chỉ ra điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.
Xác định thời gian, không gian và các sự kiện chính được kể trong truyện Thần Trụ Trời.
Vũ trụ thuở sơ khai được hình dung như thế nào trong truyện Thần Trụ Trời?
Vì sao Thần Trụ Trời lại được miêu tả với hình dạng khổng lồ, kì vĩ?
Nêu nhận xét về cách miêu tả công việc kiến tạo vũ trụ của Thần Trụ Trời.
Phân tích hình ảnh vũ trụ sau khi được kiến tạo trong Thần Trụ Trời để thấy nhận thức của người xưa về thế giới.
Tìm những lời kể mang tính suy nguyên và phân tích chức năng cụ thể của chúng trong truyện Thần Trụ Trời.
Thần Trụ Trời xuất hiện trong bối cảnh (không gian, thời gian) nào?