Đề bài

Truyện Thần Trụ Trời nhằm giải thích các hiện tượng gì? Cách giải thích ấy có điểm gì giống và khác với các truyền thuyết đã học ở lớp 6 như Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm,...?

 

Phương pháp giải

- Đọc kĩ văn bản thần Trụ Trời.

- Rút ra kết luận về hiện tượng mà tác giả dân gian muốn lý giải.

- So sánh với các truyền thuyết đã học ở lớp 6.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

- Truyện Thần Trụ Trời muốn giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên như vì sao có trời, có đất và vì sao trời với đất lại được phân đôi, vì sao mặt đất lại không bằng phẳng có chỗ lõm có chỗ lồi, vì sao có sông, núi, biển, đảo.

- Cách giải thích có điểm gì giống và khác các truyện đã học ở lớp 6 như Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm:

+ Giống nhau: cùng có chi tiết kì ảo, hoang đường.

+ Khác nhau:

Truyện thần thoại: nhằm giải thích, khám phá và chinh phục thế giới.

Truyện truyền thuyết: nhằm giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử.

 
Cách 2

Truyện giải thích sự hình thành trời đất, núi sông, biển cả theo quan niệm của người nguyên thuỷ. Người nguyên thuỷ hiểu, nghĩ về các hiện tượng tự nhiên bằng những hiểu biết thô sơ, chất phác và trí tưởng tượng phong phú, ngây thơ của minh. Họ cho rằng trời đất, thế gian là do các Thần tạo nên. Cách giải thích ấy tất nhiên là không đúng vì trình độ hiểu biết của con người vào buổi ấu thơ của nhân loại còn rất thấp kém nhưng cũng chứng tỏ tính tích cực, luôn muốn tìm tòi hiểu biết thế giới quanh mình của con người. Hơn nữa, bên cạnh những nhận thức sai lầm, chúng cũng gặp ở đây những chân lý (vạn vật tự tạo và luôn vận động) mà người nguyên thuỷ đã nhận thức thô sơ. Đó là ý nghĩa thứ nhất. Ý nghĩa thứ hai cao đẹp hơn. Đó là sự ca ngợi con người và lao động sáng tạo vĩ đại của họ. Thần Trụ Trời cũng như bao vị thần khác, tuy là thần, có vóc dáng khổng lồ, làm các việc phi thường sáng tạo ra Trời đất, sóng cũng chỉ là hình bóng của con người. Ở các truyện thần thoại khác, thần có khi nửa người nửa thú nhưng trong Thần Trụ Trời, các thần đã mang dáng dấp con người. Con người đã tạo ra thần theo khuôn mẫu của mình.

Cách 3

*Truyện Thần Trụ Trời muốn giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên như vì sao có trời, có đất và vì sao trời với đất lại được phân đôi, vì sao mặt đất lại không bằng phẳng có chỗ lõm có chỗ lồi, vì sao có sông, núi, biển, đảo.

*Cách giải thích có điểm gì giống và khác các truyện đã học ở lớp 6 như Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm:

- Giống nhau: cùng có chi tiết kì ảo, hoang đường.

- Khác nhau:

+ Truyện thần thoại: nhằm giải thích, khám phá và chinh phục thế giới.

+ Truyện truyền thuyết: nhằm giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính văn bản Thần trụ trời là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :
Tóm tắt văn bản thần trụ trời
Xem lời giải >>
Bài 3 :

Đọc trước truyện Thần Trụ Trời. Tìm hiểu thêm những thông tin về truyện thần thoại Việt Nam từ các nguồn khác nhau (sách, báo, Internet,...); lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin quan trọng về truyện thần thoại Việt Nam.

 
Xem lời giải >>
Bài 4 :

Em đã đọc truyện thần thoại nào của Việt Nam? Hãy nhớ lại để có thể kể trước lớp.

 
Xem lời giải >>
Bài 5 :

 Chú ý bối cảnh khi thần xuất hiện trong thần trụ trời

 
Xem lời giải >>
Bài 6 :

Trong văn bản thần trụ trời, thần đã làm những gì?

 
Xem lời giải >>
Bài 7 :

Mục đích giải thích của người kể thể hiện ở những chi tiết nào trong văn bản thần trụ trời?

 
Xem lời giải >>
Bài 8 :

Nêu các sự kiện chính của truyện thần trụ trời. Sự kiện nào liên quan đến ý nghĩa của nhan đề Thần Trụ Trời?

 
Xem lời giải >>
Bài 9 :

Phân tích trí tưởng tượng phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản thần trụ trời

 
Xem lời giải >>
Bài 10 :

 Vẽ hoặc miêu tả bằng lời về hình ảnh thần Trụ Trời theo hình dung, tưởng tượng của em.

 
Xem lời giải >>
Bài 11 :

Trong phần kết, truyện thần trụ trời nêu tên bảy vị thần gắn với việc giải thích nguồn gốc các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Theo tưởng tượng của em còn có vị thần nào khác nữa? Tên vị thần ấy là gì?

 
Xem lời giải >>
Bài 12 : Nội dung chính văn bản Thần Trụ Trời là gì?
Xem lời giải >>
Bài 13 : Tóm tắt văn bản Thần Trụ Trời
Xem lời giải >>
Bài 14 :

Bạn biết những truyện thần thoại nào? Hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về những truyện thần thoại ấy?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Bạn hình dung như thế nào về vị thần Trụ trời?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Đọc văn bản Thần Trụ Trời và cho biết trời và đất thay đổi như thế nào sau khi có cột chống trời?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Bạn có nhận xét gì về cách kết thúc truyện Thần Trụ Trời?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Chỉ ra các yếu tố về không gian, thời gian của câu chuyện Thần Trụ Trời

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Thần Trụ Trời là một truyện thần thoại?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ trời. Từ đó, hãy nhận xét về đặc điểm của nhân vật này.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Nêu nội dung bao quát của truyện Thần Trụ trời.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Nhận xét về cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian trong Thần Trụ Trời. Ngày nay, cách giải thích ấy có còn phù hợp không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho bạn nhớ đến truyền thuyết nào của người Việt Nam? Hãy tóm tắt truyền thuyết ấy và chỉ ra điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Xác định thời gian, không gian và các sự kiện chính được kể trong truyện Thần Trụ Trời.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Vũ trụ thuở sơ khai được hình dung như thế nào trong truyện Thần Trụ Trời?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Vì sao Thần Trụ Trời lại được miêu tả với hình dạng khổng lồ, kì vĩ?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Nêu nhận xét về cách miêu tả công việc kiến tạo vũ trụ của Thần Trụ Trời.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Phân tích hình ảnh vũ trụ sau khi được kiến tạo trong Thần Trụ Trời để thấy nhận thức của người xưa về thế giới.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Tìm những lời kể mang tính suy nguyên và phân tích chức năng cụ thể của chúng trong truyện Thần Trụ Trời.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Thần Trụ Trời xuất hiện trong bối cảnh (không gian, thời gian) nào?

Xem lời giải >>