Đề bài

Đọc trước truyện Thần Trụ Trời. Tìm hiểu thêm những thông tin về truyện thần thoại Việt Nam từ các nguồn khác nhau (sách, báo, Internet,...); lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin quan trọng về truyện thần thoại Việt Nam.

 

Phương pháp giải

- Đọc truyện Thần Trụ Trời.

- Tìm hiểu và ghi lại một số  thông tin về truyện thần thoại Việt Nam.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

- Truyện thần thoại Việt Nam là thể loại tự sự viết bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo ra thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. Có thể nói truyện thần thoại được xây dựng bằng những hình ảnh,chi tiết không có thực mà chỉ là hư ảo do con người tưởng ra dựa trên quan niệm về sự tiến hóa loài người mà sau này chỉ có các nhà khoa học mới giải thích được. Đó là những quan niệm theo lối duy vật từ thời xa xưa khi bắt đầu có loài người trên Trái Đất. Nhằm phản ánh quá trình sáng tạo văn học con người thời cổ đại. 

- Thần thoại Việt Nam có thể phân ra thành các nhóm chính sau đây:

+ Về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên: Thần Trụ Trời, Nữ thần Mặt Trăng,...

+ Về nguồn gốc các loài động thực vật: Cuộc tu bổ các giống vật, thần Lúa,...

+ Về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam: Thần Nông, Mười hai bà mụ,...

+ Về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề: Sơn Tinh - Thủy Tinh, Thánh Gióng,...

+ Thần thoại Việt bị truyền thuyết hóa: Truyền thuyết vua Hùng,...

+ Thần thoại còn biến tướng trong Phật thoại, Tiên thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và cả truyện cười: Cóc kiện trời, Chử Đồng Tử ... hoặc mang dấu ấn của xã hội nguyên thủy như Trầu Cau, Hòn Vọng Phu,...

→Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt. 

(Nguồn: wikipedia)

Cách 2

- Thần thoại là những truyện hoang đường, tưởng tượng về các vị thần, các nhân vật anh hùng, nhân vật sáng tạo văn hoá, ... phản ánh nhận thức, cách lí giải của con người thời cổ đại về các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội.

- Đây là một truyện thần thoại thuộc nhóm thần thoại suy nguyên (giải thích các hiện tượng tự nhiên), được nhân dân sáng tạo, lưu truyền từ xa xưa, lưu truyền từ xa xưa nhằm cắt nghĩa sự hình thành trời đất, núi sông, biển cả…

Thần thoại Việt Nam có thể phân ra thành các nhóm chính sau đây 

- Về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên: Thần trụ trời, Ông Trời, Nữ thần Mặt Trăng, Thần Mặt trời, Thần Mưa... 

- Về nguồn gốc các loài động thực vật: Cuộc tu bổ các giống vật, Thần Lúa... 

- Về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam: Ông Trời, Thần Nông, Mười hai bà mụ, Nữ Oa-Tứ Tượng, Lạc Long Quân-Âu Cơ... 

- Về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề: Sơn Tinh-Thuỷ Tinh, Nữ thần nghề mộc, Thạch Sanh, Thánh Gióng... 

- Thần thoại Việt bị truyền thuyết hóa: Truyền thuyết vua Hùng... 

- Thần thoại còn biến tướng trong Phật thoại, Tiên thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và cả truyện cười: Cóc kiện Trời, Chử Đồng Tử... hoặc mang dấu ấn của xã hội nguyên thủy như Trầu Cau, Hòn Vọng Phu, Sao Hôm Sao Mai...

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính văn bản Thần trụ trời là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :
Tóm tắt văn bản thần trụ trời
Xem lời giải >>
Bài 3 :

Em đã đọc truyện thần thoại nào của Việt Nam? Hãy nhớ lại để có thể kể trước lớp.

 
Xem lời giải >>
Bài 4 :

 Chú ý bối cảnh khi thần xuất hiện trong thần trụ trời

 
Xem lời giải >>
Bài 5 :

Trong văn bản thần trụ trời, thần đã làm những gì?

 
Xem lời giải >>
Bài 6 :

Mục đích giải thích của người kể thể hiện ở những chi tiết nào trong văn bản thần trụ trời?

 
Xem lời giải >>
Bài 7 :

Nêu các sự kiện chính của truyện thần trụ trời. Sự kiện nào liên quan đến ý nghĩa của nhan đề Thần Trụ Trời?

 
Xem lời giải >>
Bài 8 :

Phân tích trí tưởng tượng phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản thần trụ trời

 
Xem lời giải >>
Bài 9 :

Truyện Thần Trụ Trời nhằm giải thích các hiện tượng gì? Cách giải thích ấy có điểm gì giống và khác với các truyền thuyết đã học ở lớp 6 như Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm,...?

 
Xem lời giải >>
Bài 10 :

 Vẽ hoặc miêu tả bằng lời về hình ảnh thần Trụ Trời theo hình dung, tưởng tượng của em.

 
Xem lời giải >>
Bài 11 :

Trong phần kết, truyện thần trụ trời nêu tên bảy vị thần gắn với việc giải thích nguồn gốc các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Theo tưởng tượng của em còn có vị thần nào khác nữa? Tên vị thần ấy là gì?

 
Xem lời giải >>
Bài 12 : Nội dung chính văn bản Thần Trụ Trời là gì?
Xem lời giải >>
Bài 13 : Tóm tắt văn bản Thần Trụ Trời
Xem lời giải >>
Bài 14 :

Bạn biết những truyện thần thoại nào? Hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về những truyện thần thoại ấy?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Bạn hình dung như thế nào về vị thần Trụ trời?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Đọc văn bản Thần Trụ Trời và cho biết trời và đất thay đổi như thế nào sau khi có cột chống trời?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Bạn có nhận xét gì về cách kết thúc truyện Thần Trụ Trời?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Chỉ ra các yếu tố về không gian, thời gian của câu chuyện Thần Trụ Trời

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Thần Trụ Trời là một truyện thần thoại?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ trời. Từ đó, hãy nhận xét về đặc điểm của nhân vật này.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Nêu nội dung bao quát của truyện Thần Trụ trời.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Nhận xét về cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian trong Thần Trụ Trời. Ngày nay, cách giải thích ấy có còn phù hợp không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho bạn nhớ đến truyền thuyết nào của người Việt Nam? Hãy tóm tắt truyền thuyết ấy và chỉ ra điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Xác định thời gian, không gian và các sự kiện chính được kể trong truyện Thần Trụ Trời.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Vũ trụ thuở sơ khai được hình dung như thế nào trong truyện Thần Trụ Trời?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Vì sao Thần Trụ Trời lại được miêu tả với hình dạng khổng lồ, kì vĩ?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Nêu nhận xét về cách miêu tả công việc kiến tạo vũ trụ của Thần Trụ Trời.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Phân tích hình ảnh vũ trụ sau khi được kiến tạo trong Thần Trụ Trời để thấy nhận thức của người xưa về thế giới.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Tìm những lời kể mang tính suy nguyên và phân tích chức năng cụ thể của chúng trong truyện Thần Trụ Trời.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Thần Trụ Trời xuất hiện trong bối cảnh (không gian, thời gian) nào?

Xem lời giải >>