Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 của văn bản Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội có gì đặc biệt?
Trả lời dựa vào suy nghĩ bản thân.
Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có đặc biệt ở chỗ: “mất lòng” có nghĩa là “làm cho người khác không bằng lòng, không hài lòng vì một hành vi, thái độ không phải nào đó”. Ý nghĩa này không phải là phép cộng đơn giản ý nghĩa giữa hai thành tố “mất” (không tồn tại) và “lòng”. Do đó, “mất lòng” và “khó kiếm” khó có thể kết hợp được với nhau. Tuy nhiên, trong câu tục ngữ trên, trong câu tục ngữ trên, “mất lòng” được đặt trong sự đối lập với “mất của”, “khó kiếm” được đặt trong sự đối lập với “dễ tìm”. Vì vậy, cách kết hợp từ ngữ trên (“mất lòng khó kiếm”) vẫn chấp nhận được và nó đã tạo ra sự bất ngờ, thú vị cho người đọc.
Cách 2Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có điều đặc biệt khi nó đặt sự đối lập giữa “mất của” – “mất lòng” để từ đó đề cao tình nghĩa, sự trân trọng nhau trong cuộc sống, giá trị của con người hơn bất kì thứ của cải nào.
Cách 3Cách diễn đạt đầy thú vị, ngắn gọn, xúc tích, bao hàm ý nghĩa sâu xa khiến người đọc phải suy ngẫm.
Các bài tập cùng chuyên đề
Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ số 1, 6, 8, 9 trong văn bản Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội.
Tìm các cặp vần (nếu có) và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội
Em hiểu các cụm từ “ăn quả”, “nhớ kẻ trồng cây”, “sóng cả”, “ngã tay chèo”, “mài sắt”, “nên kim” trong Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội như thế nào? Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ở đây.