Đề bài

Kí ức ngày đầu tiên đi học thường là ấn tượng khó phai trong tâm trí mỗi người. Em hãy chia sẻ những kỉ niệm ấy với các bạn.

Phương pháp giải

Vận dụng tri thức nền, trải nghiệm của bản thân để chia sẻ.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Mỗi kỉ niệm trong cuộc đời con người là một mảnh ghép trong bức tranh về hành trình lớn lên của mỗi người, kí ức ngày đầu tiên đi học là một mảnh ghép khó phai trong tôi. Đó là một buổi sáng đẹp trời tháng 9 cách đây đã 7 năm, khi ấy tôi còn là một cô bé nhỏ nhắn được mẹ đưa đến trường trong buổi tựu trường đầu tiên. Tôi còn nhớ như in tiết trời đẹp đẽ khi ấy, từng làn gió luồn qua mái tóc như thì thầm đôi điều. Hôm ấy không giống mọi ngày, trong lòng tôi rạo rực một thứ cảm xúc bồi hồi, mong chờ và một chút lo lắng. Mẹ để tôi tự bước từng bước chân vào trường, mọi cảnh vật xa lạ làm cho tôi trở nên rụt rè. Một ngôi trường mới mẻ, to lớn và khang trang là những kí ức vẹn nguyên mà tôi còn nhớ mãi. Buổi tựu trường đầu tiên đó trở nên vui vẻ hơn bao giờ hết khi tôi được đón chào bằng tình cảm ấm áp của cô giáo và sự thân thiện của bàn bè. Tất cả cứ thế dần trở thành thân thuộc với một cô bé nhút nhát như tôi. Cảm xúc hồi hộp, vui mừng mà lo lắng của một đứa trẻ khi ấy có lẽ sẽ chẳng bao giờ tôi có thể quên.

Cách 2

Giờ đây tuy tôi đã là học sinh lớp bảy rồi nhưng mỗi khi nghe thấy tiếng trống “tùng ...tùng ...tùng ...rất rõ năm đó là năm hai ngàn không trăm lẻ bảy. Vào hôm trước khi ngày khai trường diễn ra, tôi lấy làm hồi hộp và trong đầu cứ suy nghĩ về nhiều thứ liên quan đến trường lớp nào là “mình sẽ vào học ngôi trường như thế nào đây?”, “bạn bè có tốt không?”, “thầy cô có dữ không?”. Và những ngày này, ba mẹ tôi rất bận rộn. Không phải bận rộn vì công việc mà vì lo cho ngày khai trường đầu tiên của tôi. Ba thì đi mua giấy bao vở, dán nhãn, tập vở. Mẹ thì đi mua sách giáo khoa. Khi bao tập, tôi cứ nói thầm trong lòng không được làm dơ bất cứ cuốn tập nào nhưng suy nghĩ đó không được thực hiện tốt. Tôi đã làm rách bìa giấy bao tập. Tôi liền òa khóc lên nhưng nhờ mẹ tôi dỗ dành, an ủi nên tôi mới thôi không khóc nữa. Ba thì chỉ cho tôi bao vở làm sao cho đúng cách và cẩn thận, dán nhãn ra sao cho đẹp và dính chặt. Chị hai thi viết tên của tôi lên các giấy nhãn đó. Ôi! Những con chữ như rồng bay phượng múa thật tuyệt đẹp.

Cách 3

Tuổi thơ của tôi đã trải qua biết bao kỉ niệm vui buồn, có những kỉ niệm cùng bạn bè, cùng gia đình hay chỉ là kỉ niệm của riêng tôi. Những kỉ niệm chính là những kí ức tươi đẹp đáng nhớ nhất, là quá khứ để tô vẽ nên tương lai của chúng ta, đối với tôi kỉ niệm không thể quên đó là ngày đầu tiên đi học. Nhớ ngày đó, khi tôi mới chỉ là cậu bé 6 tuổi bé tẹo, tôi còn nhớ mình đã rất gìn giữ bộ quần áo mới mặc trong ngày đi học đầu tiên, lúc nào cũng ngó xuống lấy tay phủi bụi rồi lại sửa khăn quàng cho chỉnh tề, không dám đưa tay bẩn lên sờ vào quần áo. Mẹ đưa tôi tới trường rồi mẹ cũng đi làm, chỉ còn mình tôi bơ vơ, tôi sợ đến suýt khóc nhưng nghĩ rằng khóc ở đây thì thật xấu hổ nên lại cố gắng không khóc. Tôi nhìn các bạn đi vào trường cũng theo vào, đứng vào hàng ghế lớp mình và ngồi xuống, một vài bạn cùng lớp với tôi đã bắt chuyện với tôi giúp tôi đỡ bỡ ngỡ và lo lắng hơn, không ngờ sau đó chúng tôi đã chơi thân với nhau cho đến tận bây giờ. Thật khó để kể được hết những cảm xúc của tôi trong ngày đi học đầu tiên, khó để nói thành lời hay viết thành văn nhưng dù trải qua bao thời gian tôi vẫn ghi sâu và nhớ về những kỉ niệm đó. 

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính văn bản Tôi đi học là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Xác định và nêu tác dụng của những phép so sánh dùng để diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” trong văn bản Tôi đi học

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Trong văn bản Tôi đi học, khi vào lớp học, tâm trạng của nhân vật “tôi” thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi ấy?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Tôi đi học vừa là nhan đề, vừa là cụm từ nhà văn dùng để khép lại văn bản. Theo em, cụm từ ấy gợi ra ý nghĩa gì?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Điều gì đã khiến nhân vật “tôi” trong văn bản Tôi đi học nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Những người lớn trong truyện Tôi đi học đã có thái độ thế nào với các em học sinh?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Câu văn nào không sử dụng biện pháp so sánh để nói lên tâm trạng của nhân vật “tôi” trong văn bản Tôi đi học?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh, câu văn nào sau đây không nói lên tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Yếu tố nào góp phần tạo nên chất thơ cho tác phẩm Tôi đi học?

Xem lời giải >>