Đề bài

Trong văn bản Tôi đi học, khi vào lớp học, tâm trạng của nhân vật “tôi” thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi ấy?

Phương pháp giải

Đọc kĩ văn bản tìm ra sự thay đổi và lí giải sự thay đổi đó.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào lớp: không còn cảm thấy bỡ ngỡ, sợ sệt mà cảm thấy mọi thứ trong lớp học thân quen, quyến luyến. Sự thay đổi tâm trạng ấy là do sự ân cần, nhiệt tình của thầy giáo khi tiếp đón các em học sinh và cả sự trang trí lớp học, bàn ghế, tình bạn thân thiện đã khiến nhân vật “tôi” cảm thấy yên tâm, quen thuộc.

Cách 2

Khi vào lớp học, nhân vật “tôi” thấy mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ ngồi rất cận thận rồi tự nhiên lạm nhận là của mình. Với những người bạn chưa quen biết nhưng cũng không thấy xa lạ. Sự quyến luyến tự nhiên và bất ngờ đến mức nhân vật không tin là có thật.

Cách 3

Bước vào lớp học, tâm trạng của nhân vật "tôi" bắt đầu thay đổi, đó là những cảm xúc đầy tinh tế của cậu. Nhân vật tôi quan sát xung quanh, thấy mọi thứ vừa xa lạ, vừa gần gũi, có chút ngỡ ngàng nhưng cũng rất tự tin. Cậu thấy những người bạn mới nhưng lại không hề thấy xa lạ, có sự quyến luyến xuất hiện bất ngờ và tự nhiên. Qua đó, thể hiện một sự mới mẻ thích thú khi mới bước vào lớp học, cảm giác xốn xang, vừa lạ vừa quen với mọi vật, với người bạn ngồi bên.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính văn bản Tôi đi học là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Xác định và nêu tác dụng của những phép so sánh dùng để diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” trong văn bản Tôi đi học

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Tôi đi học vừa là nhan đề, vừa là cụm từ nhà văn dùng để khép lại văn bản. Theo em, cụm từ ấy gợi ra ý nghĩa gì?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Kí ức ngày đầu tiên đi học thường là ấn tượng khó phai trong tâm trí mỗi người. Em hãy chia sẻ những kỉ niệm ấy với các bạn.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Điều gì đã khiến nhân vật “tôi” trong văn bản Tôi đi học nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Những người lớn trong truyện Tôi đi học đã có thái độ thế nào với các em học sinh?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Câu văn nào không sử dụng biện pháp so sánh để nói lên tâm trạng của nhân vật “tôi” trong văn bản Tôi đi học?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh, câu văn nào sau đây không nói lên tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Yếu tố nào góp phần tạo nên chất thơ cho tác phẩm Tôi đi học?

Xem lời giải >>