Xác định và nêu tác dụng của những phép so sánh dùng để diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” trong văn bản Tôi đi học
Tìm phép so sánh và xác định nội dung để chọn lọc và nêu tác dụng.
Những phép so sánh dùng để diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật tôi:
- Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
=> Tác dụng: So sánh cảm xúc khi nhớ về buổi tựu trường với “cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. Phép so sánh này diễn tả niềm vui, sự náo nức trong trẻo trong tâm hồn của nhân vật “tôi” khi nhớ lại những kí ức mơn man của buổi tựu trường.
- Ý nghĩ thoáng qua ấy trong trí óc thôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
=> Tác dụng: So sánh những “ý nghĩ thoáng qua trong trí óc” với “làn mây lướt ngang trên ngọn núi”. Phép so sánh này diễn tả những suy nghĩ thoáng qua mơ hồ đầy non nớt của nhân vật tôi khi lần đầu tiên đi học, với đầy những bỡ ngỡ.
Cách 2Hình ảnh so sánh:
“Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang
Ý nghĩ thoáng qua ấy trong trí óc tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi
Trước mắt tôi trường Mĩ Lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”
- Những hình ảnh so sánh giúp cụ thể hóa cảm xúc bâng khuâng, bồi hồi của nhân vật tôi ngày đầu đến lớp. Làm bài văn giàu hình ảnh và sinh động hơn.
Cách 3- " Tôi quên thế nào được cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi … giữa bầu trời quang đãng": những cảm nhận trong sáng, hồn nhiên trong ngày đầu đi học.
- "Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí óc tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang": ý thức về sự trưởng thành, tự lập thoáng xuất hiện
- "Trước mắt tôi sân trường làng Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, oai nghiêm… đình làng Hòa Ấp" :cảm nhận rõ ràng vẻ đẹp, sự oai nghiêm của ngôi trường.
Các bài tập cùng chuyên đề
Trong văn bản Tôi đi học, khi vào lớp học, tâm trạng của nhân vật “tôi” thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi ấy?
Tôi đi học vừa là nhan đề, vừa là cụm từ nhà văn dùng để khép lại văn bản. Theo em, cụm từ ấy gợi ra ý nghĩa gì?
Kí ức ngày đầu tiên đi học thường là ấn tượng khó phai trong tâm trí mỗi người. Em hãy chia sẻ những kỉ niệm ấy với các bạn.
Điều gì đã khiến nhân vật “tôi” trong văn bản Tôi đi học nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình?
Những người lớn trong truyện Tôi đi học đã có thái độ thế nào với các em học sinh?
Câu văn nào không sử dụng biện pháp so sánh để nói lên tâm trạng của nhân vật “tôi” trong văn bản Tôi đi học?
Trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh, câu văn nào sau đây không nói lên tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên?
Yếu tố nào góp phần tạo nên chất thơ cho tác phẩm Tôi đi học?