Để thể hiện những hành động sai lầm của một nhân vật nào đó, tác giả truyện ngụ ngôn thường đặt nhân vật ấy trước một tình huống có nhiều nguy cơ phạm sai lầm. Tình huống đó trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi là gì?
Dựa vào phần Tri thức Ngữ văn (SGK trang 32) và tóm tắt câu chuyện để tìm chi tiết thể hiện hành động sai lầm từ đó suy luận ra tình huống truyện
Cách 1
Tình huống trong văn bản:
- Ếch ngồi đáy giếng: bị nước đẩy lên mặt đất con ếch lâu năm “ngồi đáy giếng” vẫn quen thói nhâng náo tự phụ, xem bầu trời là cái vung và bản thân là chúa tể nên đã bị một con trâu dẫm chết
- Thầy bói xem voi: Năm ông thầy bói mù rủ nhau xem thử con voi có hình thù như thế nào. Mỗi người sờ một bộ phận khác nhau, mỗi người một ý không ai nhường ai đánh nhau toác đầu chảy máu.
Cách 2- Tình huống truyện Ếch ngồi đáy giếng: 1 con ếch sống trong cái giếng nhỏ, tự coi mình là chúa tể, bị đưa ra thế giới bên ngoài sau 1 trận mưa lớn
- Tình huống truyện Thầy bói xem voi: 5 ông thầy bói rủ nhau đi xem voi. Vì không nhìn thấy nên chỉ sờ để đoán hình dáng con voi (giống như nghề xem bói chỉ sờ bàn tay mà đoán hết mọi việc).
Cách 3- Ếch ngồi đáy giếng: Con ếch vốn coi trời bằng vung. Khi ra ngoài giếng, ếch vẫn quen thói cũ nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ộp ộp.
- Thầy bói xem voi: Năm ông thầy bói biếu tiền người quản voi để xem voi. Mỗi người sờ một bộ phận nên mỗi người một ý kiến, tranh luận nhau đến toác đầu chảy máu.
Các bài tập cùng chuyên đề
Nội dung chính của văn bản Những cái nhìn hạn hẹp là gì?
Em hãy chia sẻ với bạn về những điều em quan sát được khi nhìn bầu trời từ những vị trí khác nhau
Qua phim ảnh, sách vở, em biết những gì, hoặc hình dung thế nào về các ông thầy bói ngày xưa?
Do đâu mà chú ếch này “cứ tưởng” trời “là cái vung”, còn mình “là chúa tể” trong văn bản Những cái nhìn hạn hẹp?
Trong văn bản Những cái nhìn hạn hẹp, “Xem voi” mà chỉ dùng tay “sờ” thì kết quả sẽ như thế nào?
Tóm tắt nội dung và xác định đề tài của hai văn bản Những cái nhìn hạn hẹp
Nêu ấn tượng của em về nhân vật con ếch (Ếch ngồi đáy giếng), năm ông thầy bói (Thầy bói xem voi) trong Những cái nhìn hạn hẹp. Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm gì của nhân vật trong truyện ngụ ngôn?
Em rút ra được những bài học gì từ các truyện Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi?
Theo em, cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có gì khác nhau?
Chọn một trong hai bài tập sau:
- Sưu tầm một số văn bản truyện ngụ ngôn và tranh ảnh, phim hoạt hình minh họa các truyện ngụ ngôn ấy (nếu có)
- Thể hiện cảm nhận của mình về một trong các truyện ngụ ngôn (đã học, đã đọc) bằng cách ghi nhật kí đọc truyện, vẽ tranh minh họa,...