Nhận xét về mối tương quan giữa các hình ảnh thơ trong bài Thời gian theo cột ngang và cột dọc trong bảng sau:
Sáu dòng thơ đầu |
Sáu dòng thơ cuối |
Những chiếc lá khô |
Những bài hát còn xanh Những câu thơ còn xanh |
Tiếng sỏi trong lòng giếng cạn |
Hai giếng nước |
Dựa vào nội dung bài thơ đã phân tích và những hình ảnh đề bài đưa ra trong bảng, nhận xét về mối tương quan giữa các hình ảnh.
Cách 1
- Các hình ảnh thơ theo cột dọc đều là những hình ảnh có sự tương đồng về mặt ý nghĩa biểu tượng, cùng đều là những hình ảnh gợi tâm trạng, cảm xúc của con người khi đứng trước những biến chuyển của thời gian. Một bên là những hình ảnh gợi sự khô cằn, cô đơn và mất mát của thời gian và một bên là những hình ảnh thể hiện sự sống động, tươi trẻ và hy vọng.
- Trong khi đó, các hình ảnh thơ theo cột ngang lại là những hình ảnh thơ mang những nét tương phản nhau về ý nghĩa biểu đạt nội dung. Những hình ảnh ở sáu dòng thơ đầu biểu đạt cho sự tiếc nuối, buồn bã, ảm đạm, nhuốm màu thời gian thì ngược lại, những hình ảnh ở sáu dòng thơ cuối lại mang một màu sắc tươi mới, trẻ trung, đâm chồi nảy nở, phát triển.
→ Sáu dòng thơ đầu và sáu dòng thơ cuối tạo ra một sự phân chia rõ ràng giữa quá khứ và hiện tại. Các hình ảnh thơ theo cột ngang và cột dọc tạo thành một hình ảnh đan xen, tương phản giữa sự sống động và sự tàn lụi, giữa quá khứ và tương lai, tạo nên một khung cảnh phong phú, tươi đẹp và phức tạp của thời gian.
Cách 2- Các hình ảnh thơ theo cột dọc đều là những hình ảnh có sự tương đồng về mặt ý nghĩa biểu tượng, cùng đều là những hình ảnh gợi tâm trạng, cảm xúc của con người khi đứng trước những biến chuyển của thời gian. Một bên là những hình ảnh gợi sự khô cằn, cô đơn và mất mát của thời gian và một bên là những hình ảnh thể hiện sự sống động, tươi trẻ và hy vọng.
- Trong khi đó, các hình ảnh thơ theo cột ngang lại là những hình ảnh thơ mang những nét tương phản nhau về ý nghĩa biểu đạt nội dung. Những hình ảnh ở sáu dòng thơ đầu biểu đạt cho sự tiếc nuối, buồn bã, ảm đạm, nhuốm màu thời gian thì ngược lại, những hình ảnh ở sáu dòng thơ cuối lại mang một màu sắc tươi mới, trẻ trung, đâm chồi nảy nở, phát triển.
→ Sáu dòng thơ đầu và sáu dòng thơ cuối tạo ra một sự phân chia rõ ràng giữa quá khứ và hiện tại.
Cách 3- Sự tương phản giữa các hình ảnh:
Sáu dòng thơ đầu |
Sáu dòng thơ cuối |
Nhận xét |
Những chiếc lá khô |
Những câu thơ còn xanh Những bài hát còn xanh |
Sự tương phản: tàn phai và xanh tươi. |
Tiếng sỏi trong lòng giếng cạn |
Hai giếng nước |
Sự tương phản: khô cạn và tràn đầy. |
- Sự tương đồng giữa các hình ảnh:
Hình ảnh |
Nhận xét |
||
Sáu dòng thơ đầu |
Những chiếc lá (khô) |
Tiếng sỏi trong lòng giếng cạn. |
Sự tương đồng: tàn úa, khô cạn, mất dần sức sống. |
Sáu dòng thơ cuối |
Những câu thơ/ còn xanh Những bài hát/ còn xanh |
Hai giếng nước. |
Sự tương đồng: tươi mới, trong trẻo, tràn đầy sức sống. |
Các bài tập cùng chuyên đề
Câu 1 (trang 74, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Đặc điểm thể loại và cấu tứ của bài thơ.
Câu 2 (trang 74, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Tính chất tượng trưng của các hình ảnh thơ.
Câu 3 (trang 74, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Suy ngẫm của tác giả về bản chất của thời gian, nghệ thuật, tình yêu bà mối tương quan giữa chúng.
Khi hình dung về thời gian, người ta thường nghĩ đến những từ ngữ nào?
Đọc bài thơ Thời gian, hãy tưởng tượng âm thanh tiếng sỏi rơi trong lòng giếng cạn
Dòng thơ đầu tiên bài thơ Thời gian cho thấy nhà thơ hình dung như thế nào về thời gian và về quan hệ giữa thời gian với con người?
Hình ảnh chiếc lá khô và “tiếng sỏi trong lòng giếng cạn” trong bài thơ Thời gian gợi cho bạn cảm nhận gì về thời gian?
Hãy chỉ ra:
a. Điểm tương đồng giữa các hình ảnh “những câu thơ”, “những bài hát” và “đôi mắt em” ở sáu dòng thơ cuối.
b. Điểm khác biệt giữa các hình ảnh vừa nêu (ở sáu dòng thơ cuối) với hình ảnh “những chiếc lá” (ở sáu dòng thơ đầu)
Nhận xét về nhạc điệu (thể hiện qua vần, nhịp, phối thanh, cấu trúc lặp,...) của bài thơ Thời gian.
Đọc lại bài thơ Độc “Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du) mà bạn đã học trong Bài 7. Những điều trông thấy. Nêu ít nhất một điểm tương đồng và một điểm khác biệt trong cảm nhận về thời gian của hai tác giả Nguyễn Du và Văn Cao.
Tìm nghe một bài hát của Văn Cao và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm xúc của bạn khi nghe bài hát đó.
Bài thơ Thời gian được sáng tác bằng thể thơ gì? Thể thơ ấy có phù hợp với nội dung cảm xúc mà nhà thơ muốn bộc lộ không? Vì sao bạn nhìn nhận như vậy?
Qua cách cảm nhận thời gian của nhân vật trữ tình, có thể nhận ra được điều gì về sự hiện diện của yếu tố tượng trưng trong bài thơ Thời gian?
Việc lặp lại từ “riêng” trong đoạn thơ 2 hé lộ điều gì về mối liên hệ giữa đoạn thơ thứ 2 và đoạn thơ 1 bài thơ Thời gian trên phương diện nội dung?
Đọc bài thơ Thời gian và xác định nghĩa ẩn dụ của từ “xanh” (được nhắc tới hai lần trong bài thơ).
Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc so sánh “đôi mắt em” với “hai giếng nước” trong bài thơ Thời gian
Bài thơ Thời gian đã gợi cho bạn những suy nghĩ gì về bản chất của thời gian, nghệ thuật, tình yêu và mối tương quan giữa chúng.