Hãy chuẩn bị một số dẫn chứng về hiện tượng nói và viết tiếng Việt thiếu trong sáng mà em biết.
Tìm kiếm các bài viết trên internet thiếu trong sáng của tiếng Việt hoặc trong đời sống thực tế em thường gặp.
- Trong chương trình truyền hình "Bài hát Việt", một nữ ca sĩ là giám khảo khen thí sinh: "Chị rất chúc mừng em đêm nay!". Trong trường hợp này, động từ "chúc mừng" không kết hợp được với từ chỉ mức độ "rất".
- "Tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2013 đã bắt giữ 187.280 chai, lon bia các loại tại Nghệ An, 21.109 chai lọn tại Hà Tĩnh, 98.445 chai lon tại Quảng Trị và 10.600 chai lon tại Kon Tum." (Bia lậu rầm rập tuồn về Việt Nam, VNN ngày 21-5). Cách diễn đạt khiến người đọc không thể xác định được 187.280 chai lon bia kia thu được ở miền Trung và Tây Nguyên hay ở Nghệ An?.
- "Không điện lưới quốc gia, không nước sạch, không sóng điện thoại nên các thầy cô và học sinh ở đây đã rất cố gắng để bám lớp, bám trường." (Cám cảnh bữa cơm với muối ớt của học sinh Vân Kiều, VNN, 6-10-2014 mục Giáo dục). Các từ "nên", "đã" dùng không đúng khiến cho câu văn mất đi sự mạch lạc.
- “Tôi rất là happy với life hiện tại”. Hiện tượng này thường xuyên xảy ra đặc biệt với các bạn trẻ khi kết hợp tiếng Việt và tiếng Anh một cách vô tội vạ làm mất đi nét đẹp của tiếng Việt.
Các bài tập cùng chuyên đề
Đọc trước văn bản Tiếng việt lớp trẻ bây giờ tìm hiểu thêm các bài viết về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Chú ý nội dung sa pô văn bản Tiếng việt lớp trẻ bây giờ
Tìm hiểu các kí tự 8X, 9X, Y2K trong văn bản Tiếng việt lớp trẻ bây giờ
Chú ý các tiểu mục trong văn bản Tiếng việt lớp trẻ bây giờ
Việc trích dẫn bài viết của Giâu trong văn bản Tiếng việt lớp trẻ bây giờ có tác dụng gì?
Tranh minh họa trong văn bản Tiếng việt lớp trẻ bây giờ liên quan đến nội dung gì?
Chú ý các loại sáng tạo “lệch chuẩn” ngôn từ trong văn bản Tiếng việt lớp trẻ bây giờ
Trong văn bản Tiếng việt lớp trẻ bây giờ, vì sao đây lại là điều đáng nói?
Chú ý quan điểm của người viết về việc sáng tạo ngôn ngữ trong văn bản Tiếng việt lớp trẻ bây giờ
Phân biệt sự "đa dạng" và "hỗn tạp" trong văn bản Tiếng việt lớp trẻ bây giờ
Tác giả nêu lên vấn đề gì ở phần kết văn bản Tiếng việt lớp trẻ bây giờ?
Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ viết về vấn đề gì và liên quan tới đối tượng nào?
Bài viết Tiếng việt lớp trẻ bây giờ được triển khai qua mấy phần, mỗi phần được thể hiện bằng hình thức gì? Em có nhận xét như thế nào về các ví dụ tác giả dẫn ra trong bài?
Phân tích ý nghĩa của vấn đề mà văn bản Tiếng việt lớp trẻ bây giờ nêu lên.
Thái độ của người viết thể hiện trong văn bản Tiếng việt lớp trẻ bây giờ như thế nào? Hãy phân tích thái độ ấy qua một số câu văn cụ thể.
Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ mang lại cho em những thông tin và những nhận thức bổ ích gì? Hãy nêu ra một số ví dụ cụ thể về việc sử dụng tiếng Việt không trong sáng mà em đã chứng kiến hoặc biết được qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 dòng) lí giải vì sao phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Em hiểu thời điểm “bây giờ” trong văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ là thời điểm nào?
Bài viết Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ được triển khai qua mấy phần, mỗi phần được trình bày bằng hình thức nào? Em có nhận xét gì về các ví dụ tác giả dẫn ra trong bài?
Phân tích ý nghĩa của vấn đề mà văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ nêu lên.
Thái độ của người viết thể hiện trong văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ như thế nào? Hãy phân tích thái độ ấy qua một số câu văn cụ thể.
Vấn đề tác giả nêu lên trong bài Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ có ý nghĩa như thế nào với việc giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
a) Đoạn trích trên gồm bốn đoạn văn, nội dung chính của mỗi đoạn văn là gì?
b) Khi tác giả viết: “Mọi sự nảy sinh ngôn từ trong xã hội đều có cái lí của nó” là muốn khẳng định điều gì? Và sau đó người viết muốn nêu lên nội dung gì?
c) Đoạn cuối, tác giả viết: “Ở đời, cái gì cũng có ngưỡng của nó. Thái quá bất cập.”. Em hiểu ý của hai câu này là gì?
d) Đoạn trích trên thể hiện rõ thái độ vừa đồng tình, vừa phê phán đối với việc sử dụng tiếng Việt của lớp trẻ bây giờ. Em hãy làm sáng tỏ điều đó bằng cách dẫn ra một số câu văn thể hiện sự đồng tình và câu văn thể hiện sự phê phán.