Đề bài

Đối lập là biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong các tác phẩm lãng mạn. Hãy chỉ ra các biểu hiện và phân tích tác dụng của biện pháp đó trong truyện ngắn Chữ người tử tù.

 

Phương pháp giải

Gợi nhớ lại kiến thức về biện pháp đối lập. Chỉ ra sự xuất hiện trong tác phẩm và phân tích tác dụng về hình thức và đối với nội dung ý nghĩa tác phẩm. 

 
Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

- Đối lập: 

+ Nhan đề đã xuất hiện sự đối lập: “Người tử tù” là đại diện của cái xấu, cái ác, cần phải loại bỏ khỏi xã hội. Nhưng lại là “Chữ người tử tù”, chứa đựng những mâu thuẫn gợi ra tình huống truyện éo le, gợi dậy sự tò mò của người đọc. 

+ Vị thế xã hội của hai nhân vật. Huấn Cao kẻ tử tù, muốn lật đổ trật tự xã hội đương thời. Còn quản ngục là người đứng đầu trại giam, đại diện cho luật lệ, trật tự xã hội đương thời. Nhưng ở bình diện nghệ thuật, vị thế của họ lại đảo ngược nhau hoàn toàn: Huấn Cao là người có tài viết thư pháp, người sáng tạo ra cái đẹp, còn quản ngục là người yêu và trân trọng cái đẹp và người sáng tạo ra cái đẹp. Đó là mối quan hệ gắn bó khăng khít chặt chẽ với nhau. 

+ Cảnh cho chữ: là ở không gian tặng chữ. Việc cho chữ là một việc cao quý thường diễn ra trong không khí trang nghiêm, trang trọng nhưng trong câu chuyện này, nó lại diễn ra trong một căn ngục tối tăm, ẩm thấp. Tư thế cho chữ: Huấn Cao trang nghiêm uy nghi, viên quản ngục; thầy thơ lại khúm núm, hầu hạ. 

- Tác dụng: 

Qua sự đối lập này đã làm nổi bật hơn giá trị của con chữ, của những con người tôn trọng cái đẹp, cái tài. Đồng thời làm cho tác phẩm giàu sức gợi hình gợi cảm, tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

 
Cách 2

* Biện pháp đối lập được sử dụng trong truyện:

- Đối lập giữa hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục:

+ Viên quản ngục, người đang giữ “phép nước”, lại có tấm lòng say mê và quý trọng người tài, quý trọng cái đẹp. Cai ngục nhưng lại không làm phận sự cai ngục, làm trái mọi quy định, biệt đãi người tử tù.

+ Huấn Cao, người tử tù nhưng lại là một nghệ sĩ tài hoa, một nhân cách cao thượng, vốn căm ghét cường quyền nhưng lại sẵn sàng mềm lòng quý trọng sở thích tao nhã của viên quản ngục.

- Đối lập trong cảnh cho chữ:

+ Cho chữ là một việc làm thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật lại được diễn ra nơi ngục tù tối tăm và hôi hám.

+ Người tù đeo gông thì biến thành người nghệ sĩ tự do, sáng tạo phóng bút viết những chữ tài hoa.

+ Thơ lại thì run run bưng chậu mực, viên quản ngục thì khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ.

+ Người tù thì khuyên quản ngục như là cho một lời dạy, còn quản ngục thì vái lạy tù nhân, cung kính nghe lời.

* Tác dụng: làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác lí tưởng và hiện thực, tính cách và hoàn cảnh. Ngoài ra, việc sự dụng biện pháp đối lập còn làm tỏa sáng vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài hoa Huấn Cao và sự trong sáng của một tâm hồn nghệ sĩ yêu cái đẹp, thờ phụng cái đẹp và sẵn sàng hi sinh cho cái đẹp của viên quản ngục.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính văn bản Chữ người tử tù là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Tuân, xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin giúp em đọc hiểu văn bản. 

 
Xem lời giải >>
Bài 3 :

Xác định ngôi kể và điểm nhìn của truyện Chữ người tử tù

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Chú ý cách nhà văn giới thiệu Huấn Cao trong văn bản Chữ người tử tù

 
Xem lời giải >>
Bài 5 :

Chú ý những từ ngữ chỉ không gian, thời gian trong truyện Chữ người tử tù

 
Xem lời giải >>
Bài 6 :

Ấn tượng của em về hình ảnh nhân vật quản ngục trong Chữ người tử tù là gì?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Trong Chữ người tử tù, Huấn Cao có những hành động, cử chỉ, lời nói như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Trong Chữ người tử tù, vì sao quản ngục đối xử đặc biệt với Huấn Cao?

 
Xem lời giải >>
Bài 9 :

Đọc Chữ người tử tù, chú ý thái độ, hành động ngôn ngữ của Huấn Cao và viên quản ngục.

 
Xem lời giải >>
Bài 10 :

Trong Chữ người tử tù, quản ngục mong muốn điều gì? Vì sao ông lại có mong muốn đó?

 
Xem lời giải >>
Bài 11 :

Trong Chữ người tử tù, vì sao Huấn Cao đồng ý cho chữ viên quản ngục?

 
Xem lời giải >>
Bài 12 :

Trong Chữ người tử tù, cảnh cho chữ diễn ra trong không gian, thời gian như thế nào?

 
Xem lời giải >>
Bài 13 :

Trong Chữ người tử tù, tư thế của các nhân vật được tác giả miêu tả như thế nào?

 
Xem lời giải >>
Bài 14 :

Tác phẩm Chữ người tử tù kể câu chuyện gì? Em có nhận xét gì về không gian, thời gian của câu chuyện đó?

 
Xem lời giải >>
Bài 15 :

Xác định tình huống truyện và vai trò, vị trí của các nhân vật trong tác phẩm Chữ người tử tù. Tình huống ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện đặc điểm của các nhân vật và tạo nên kịch tính cho câu chuyện?

 
Xem lời giải >>
Bài 16 :

Nêu cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù

 
Xem lời giải >>
Bài 17 :

Nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù để lại cho em những suy nghĩ gì? Vì sao nhân vật này được coi là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”?

 
Xem lời giải >>
Bài 18 :

Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong Chữ người tử tù và nêu nhận xét của em về cảnh tượng ấy.

 
Xem lời giải >>
Bài 19 :

Điều em tâm đắc nhất sau khi đọc truyện Chữ người tử tù là gì? Theo em, qua tác phẩm, nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm về “chữ” và “thú chơi chữ" như thế nào? 

 
Xem lời giải >>
Bài 20 :

Truyện Chữ người tử tù sử dụng ngôi kể và điểm nhìn nào?

 
Xem lời giải >>
Bài 21 :

Xác định tình huống truyện Chữ người tử tù. Tình huống ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện đặc điểm của các nhân vật và tạo nên kịch tính cho câu chuyên?

 
Xem lời giải >>
Bài 22 :

Nêu cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Đối lập là biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong các tác phẩm văn học lãng mạn. Hãy chỉ ra các biểu hiện và phân tích tác dụng của biện pháp đó trong truyện ngắn Chữ người tử tù.

 
Xem lời giải >>
Bài 24 :

Ý nào dưới đây không phải là triết lí nhân sinh của truyện Chữ người tử tù.

 
Xem lời giải >>
Bài 25 :

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

a) Xác định đề tài và chủ đề chính của văn bản.

b) Văn bản trên kể câu chuyện gì? Xác định ngôi kể và điểm nhìn của văn bản.

c) Nhân vật chính trong câu chuyện này là ai? Nhân vật đó có đặc điểm gì?

d) Chi tiết nào trong văn bản để lại cho em ấn tượng sâu sắc? Lí giải cụ thể.

e) Giải thích ý nghĩa nhan đề “Hương cuội” của văn bản. Qua văn bản, nhà văn thể hiện tình cảm, tư tưởng nào?

 
Xem lời giải >>