Đề bài

Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Tuân, xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin giúp em đọc hiểu văn bản. 

 

Phương pháp giải

Chú ý lựa chọn thông tin phù hợp, phục vụ cho việc đọc hiểu.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1:

* Tiểu sử

- Nguyễn Tuân (1910- 1987)

- Ông sinh ra trong gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn.

- Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công ông đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến.

- Nguyễn Tuân là nhà văn tài hoa , thích xê dịch, sang trọng lịch lãm, phóng túng và rất ngông.

- Các tác phẩm chính: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1960),...

- Phong cách nghệ thuật: Tài hoa uyên bác độc đáo.

+ Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời tôn thờ và tận hiến cho cái đẹp.

+ Với niềm đam mê khám phá mọi vật đến kỳ cùng thông tỏ Nguyễn Tuân đã huy động vốn kiến thức uyên bác của mọi lĩnh vực đời sống như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, thể thao,.....

+ Nguyễn Tuân luôn thay đổi thực đơn cho các giác quan, ham mê những cái mới lạ, phi thường tuyệt đỉnh, tuyệt đối.

+ Có nhiều sáng tạo độc đáo trong việc dùng từ đặt câu, sử dụng các biện pháp tu từ.

* Tác phẩm: Chữ người tử tù

- Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời.

- Vang bóng một thời in lần đầu năm 1940 gồm 11 truyện ngắn kết tinh tài năng tâm huyết của nhà văn, là văn phẩm đạt đến sự toàn thiện toàn mỹ.

 
Cách 2

- Tác giả Nguyễn Tuân:

+ Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội. Ông là một nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam, sở trường của ông là thể loại tùy bút và ký, ông nổi tiếng là bậc thầy trong việc sử dụng và sáng tạo tiếng Việt.

+ Nguyễn Tuân trưởng thành trong một nhà Nho khi Hán học đã suy tàn. Cha của ông tên Nguyễn An Lan – một nhà nho tài hoa và yêu nước sống dưới chế độ thực dân phong kiến. Ngay từ lúc nhỏ Nguyễn Tuân đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ cha của mình. Thời niên thiếu cuộc sống gia đình của Nguyễn Tuân rất vất vả thế nên ông phải di cư đi nhiều tỉnh khác nhau và nơi ông sống lâu nhất là Thanh Hóa.

+ Sinh ra trong thời kì nước mất nhà tan thế nên Nguyễn Tuân đã ý thức rất sớm về lòng yêu quê hương, đất nước. Khi ông học đến cuối bậc Thành chung Nam Định (tương đương với cấp Trung học cơ sở hiện nay, tiền thân của trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định ngày nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929). Và rồi ông phải đi tù, sau khi ra tù Nguyễn Tuân bén duyên với sự nghiệp viết lách và ông bắt đầu sáng tác.

+ Với niềm đam mê khám phá mọi vật đến kì cùng thông tỏ Nguyễn Tuân đã huy động vốn kiến thức uyên bác của mọi lĩnh vực đời sống như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, thể thao,...

+ Nguyễn Tuân bắt đầu cầm bút từ những năm 1935 cho đến 1938 thì mới bắt đầu nổi tiếng từ các tác phẩm như: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1960),...

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính văn bản Chữ người tử tù là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Xác định ngôi kể và điểm nhìn của truyện Chữ người tử tù

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Chú ý cách nhà văn giới thiệu Huấn Cao trong văn bản Chữ người tử tù

 
Xem lời giải >>
Bài 4 :

Chú ý những từ ngữ chỉ không gian, thời gian trong truyện Chữ người tử tù

 
Xem lời giải >>
Bài 5 :

Ấn tượng của em về hình ảnh nhân vật quản ngục trong Chữ người tử tù là gì?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Trong Chữ người tử tù, Huấn Cao có những hành động, cử chỉ, lời nói như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Trong Chữ người tử tù, vì sao quản ngục đối xử đặc biệt với Huấn Cao?

 
Xem lời giải >>
Bài 8 :

Đọc Chữ người tử tù, chú ý thái độ, hành động ngôn ngữ của Huấn Cao và viên quản ngục.

 
Xem lời giải >>
Bài 9 :

Trong Chữ người tử tù, quản ngục mong muốn điều gì? Vì sao ông lại có mong muốn đó?

 
Xem lời giải >>
Bài 10 :

Trong Chữ người tử tù, vì sao Huấn Cao đồng ý cho chữ viên quản ngục?

 
Xem lời giải >>
Bài 11 :

Trong Chữ người tử tù, cảnh cho chữ diễn ra trong không gian, thời gian như thế nào?

 
Xem lời giải >>
Bài 12 :

Trong Chữ người tử tù, tư thế của các nhân vật được tác giả miêu tả như thế nào?

 
Xem lời giải >>
Bài 13 :

Tác phẩm Chữ người tử tù kể câu chuyện gì? Em có nhận xét gì về không gian, thời gian của câu chuyện đó?

 
Xem lời giải >>
Bài 14 :

Xác định tình huống truyện và vai trò, vị trí của các nhân vật trong tác phẩm Chữ người tử tù. Tình huống ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện đặc điểm của các nhân vật và tạo nên kịch tính cho câu chuyện?

 
Xem lời giải >>
Bài 15 :

Nêu cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù

 
Xem lời giải >>
Bài 16 :

Nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù để lại cho em những suy nghĩ gì? Vì sao nhân vật này được coi là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”?

 
Xem lời giải >>
Bài 17 :

Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong Chữ người tử tù và nêu nhận xét của em về cảnh tượng ấy.

 
Xem lời giải >>
Bài 18 :

Đối lập là biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong các tác phẩm lãng mạn. Hãy chỉ ra các biểu hiện và phân tích tác dụng của biện pháp đó trong truyện ngắn Chữ người tử tù.

 
Xem lời giải >>
Bài 19 :

Điều em tâm đắc nhất sau khi đọc truyện Chữ người tử tù là gì? Theo em, qua tác phẩm, nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm về “chữ” và “thú chơi chữ" như thế nào? 

 
Xem lời giải >>
Bài 20 :

Truyện Chữ người tử tù sử dụng ngôi kể và điểm nhìn nào?

 
Xem lời giải >>
Bài 21 :

Xác định tình huống truyện Chữ người tử tù. Tình huống ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện đặc điểm của các nhân vật và tạo nên kịch tính cho câu chuyên?

 
Xem lời giải >>
Bài 22 :

Nêu cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Đối lập là biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong các tác phẩm văn học lãng mạn. Hãy chỉ ra các biểu hiện và phân tích tác dụng của biện pháp đó trong truyện ngắn Chữ người tử tù.

 
Xem lời giải >>
Bài 24 :

Ý nào dưới đây không phải là triết lí nhân sinh của truyện Chữ người tử tù.

 
Xem lời giải >>
Bài 25 :

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

a) Xác định đề tài và chủ đề chính của văn bản.

b) Văn bản trên kể câu chuyện gì? Xác định ngôi kể và điểm nhìn của văn bản.

c) Nhân vật chính trong câu chuyện này là ai? Nhân vật đó có đặc điểm gì?

d) Chi tiết nào trong văn bản để lại cho em ấn tượng sâu sắc? Lí giải cụ thể.

e) Giải thích ý nghĩa nhan đề “Hương cuội” của văn bản. Qua văn bản, nhà văn thể hiện tình cảm, tư tưởng nào?

 
Xem lời giải >>