Đề bài

Văn bản Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương giúp bạn hiểu thêm gì về nỗi đau? Ta có thể ứng xử như thế nào với nỗi đau và những khiếm khuyết trên cơ thể của mình và của người khác? 

Phương pháp giải

 Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Văn bản giúp em hiểu ra rằng nỗi đau của những người bị khiếm khuyết trên cơ thể phải gánh chịu là rất lớn và họ phải chịu đựng, chấp nhận nó bằng nghị lực phi thường. Bởi vậy, chúng ta nên cảm thông, chia sẻ và cổ vũ họ trong mọi việc bởi họ là những người đã gánh chịu nhiều nỗi đau và họ rất dễ bị tổn thương. Nhưng sự cảm thông, chia sẻ của chúng ta cũng phải thực sự khéo léo bởi đôi khi nó có thể bị hiểu nhầm thành sự thương hại. Và một điều tuyệt đối rằng chúng ta không nên kì thị họ. 

Cách 2

- Văn bản đã giúp em hiểu thêm về nỗi đau dân tộc. Đó là những hi sinh, mất mát của con người trong thời đại chiến tranh ấy đã để lại cho về sau những đau thương khó có thể phai mờ. 

- Những ứng xử đối với người khuyết tật: 

+ Bạn không nên kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật:

+ Sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật thường biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau, biểu hiện ra bên ngoài hành động hay trong suy nghĩ. Sự kỳ thị đối với người khuyết tật thể hiện qua quan điểm và nhận thức, tri thức và sự từng trãi của mỗi người; kỳ thị cảm thấy ghê sợ với hình hài không được hoàn thiện của ngươi khuyết tật, kỳ thị khi suy nghĩ rằng người khuyết tật vô dụng ăn bám và là gánh nặng cho xã hội; đó là những quan điểm lỗi thời và cần phải xóa bỏ. Có 3 quan điểm kỳ thị chính như sau:

- Quan điểm thứ nhất: Cho rằng người bị khuyết tật là do nhân quả, ở ác thì gặp ác, nếu bố mẹ làm điều xấu thì tội sẽ đến phần con cái chịu và họ sẽ bị khuyết tật xem như là một hình thức trừng phạt của luật nhân quả.

- Quan điểm thứ hai: trong con mắt của những người không bị khuyết tật thì người khuyết tật họ là những người không bình thường, chính vì vậy mà những người khuyết tật trong mắt họ luôn là người sống phụ thuộc và là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

- Quan điểm thứ ba: Cho rằng người khuyết tật là hiện thân của điều đen đủi và không may mắn. cũng chính quan điểm này mà nhiều lúc người khuyết tật họ đã chịu nhiều thiệt thòi và chịu sự áp đặt của người khác, đôi khi quan điểm áp đặt và kỳ thị xuất hiện ngay trong những người làm chuyên môn dịch vụ trợ giúp với người khuyết tật.

Tuy nhiên trong xã hội hiện nay, cùng với sự nỗ lực thể hiện bản thân của chính người khuyết tật vươn lên khẳng định bàn thân “tàn nhưng không phế”, và xã hội đã có cái nhìn thông cảm hơn đối với người khuyết tật, sự kỳ thị cũng đã giảm.

Những giải pháp giảm sự kỳ thị của mọi người đối với người khuyết tật:

- Các bạn cần có cái nhìn nhân ái hơn đối với những người khuyết tật, hãy cứ xem họ như những người bình thường được hưởng những quyền lợi và tạo cơ hội cho họ làm việc. Bạn hãy xem người khuyết tật như là người nhà của mình!

- Hiểu được những quy định của pháp luật về việc không phân biệt kỳ thị đối xử với người khuyết tât, đặc biệt trong trường học là nơi giúp các em học sinh khuyết tật được hòa nhập với các em bình thường khác, như vậy khoảng cách giữa các em sẽ ngắn bớt lại, các em sẽ hiểu và thông cảm với các bạn khuyết tật hơn, tạo sự gần giũ sẽ chia trong cuộc sống.

- Cần có những đầu tư hơn nữa đối với những dịch vụ công cộng dành riêng cho người khuyết tật, tạo cho họ có cơ hội tham gia vào các hoạt động của xã hội.

- Tạo một số ưu tiên nhất định cho người khuyết tật (về nhà ở, việc làm, sinh hoạt, đi lại, hổ trợ tài chính…) và trên hết là sự hiểu biết, tấm lòng bao dung của mọi người. Sự thay đổi quan điểm của mọi người đối với người khuyết tật và ảnh hưởng của nó đối với người khuyết tật. Sự thay đối quan điểm cũng như nhận thức của cộng đồng xã hội về người khuyết tật là một việc làm rất quan trọng. Các chuyên gia tâm lý cho rằng: Đánh giá về người khuyết tật, chúng ta cần phải thay đổi quan điểm, họ không phải là người bệnh với căn bệnh trầm kha; Bạn hãy đặt họ vào vị trí của một người bình thường (hay là chính bạn), những nhận xét, đánh giá tích cực sẽ giúp người khuyết tật có động lực mạnh mẽ vươn lên, thành công của họ đạt được nhiều khi vượt qua khả năng của một người bình thường. Bởi ở người khuyết tật có sự khát khao vượt lên số phận và khẳng định chính mình. Sự thay đổi này trước hết phải xuất phát từ chính bản thân người khuyết tật. bản thân họ luôn yêu đời vui vẻ, biết vượt lên chính số phận thì không gì là họ không thể làm được. Quan điểm của gia đình, những người xung quanh cần có sự thay đổi tích cực.

Người khuyết tật cần sự chia sẻ chứ không cầu lòng thương hại, đây chính là niềm mong mỏi của chính bản thân người khuyết tật. Họ bình đẳng như mọi công dân lành lặn khác. Người khuyết tật ở các địa phương đều được gia đình, xã hội quan tâm, chăm sóc, cố gắng bố trí việc làm phù hợp với sức khỏe để họ có thể bảo đảm cuộc sống và hòa nhập với cộng đồng.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính văn bản Pa - ra - lim - píc: Một lịch sử chữa lành những vết thương là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Tìm hiểu thông tin về một vận động viên hoặc một môn thể thao mà bạn yêu thích. Theo bạn, thể thao có ý nghĩa gì với đời sống con người?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Dựa vào nhan đề và phần sa-pô, dự đoán về nội dung chính của văn bản Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Dựa vào đề mục, dự đoán về thông tin chính sẽ được trình bày trong văn bản Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Chú ý các từ ngữ chỉ thời gian và các sự kiện chính trong văn bản Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Xác định thông tin chính được trình bày trong văn bản Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tên đề mục văn bản Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương gợi cho bạn suy nghĩ gì?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Xác định thông tin chính được trình bày trong văn bản Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Chú ý đến các nhân vật và các câu chuyện được giới thiệu trong văn bản Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Hãy nêu khái quát chủ đề của văn bản Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương. Cách tiếp cận vấn đề của tác giả có gì đặc biệt?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Phân tích tác dụng của các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương

Xem lời giải >>
Bài 12 :

CXác định các ý chính, ý phụ trong văn bản Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương. Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ để tóm tắt các thông tin.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Yếu tố tự sự có vai trò gì trong văn bản Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Quan điểm của tác giả trong văn bản Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương là gì? Quan điểm đó được thể hiện bằng cách nào?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Phát biểu suy nghĩ của bạn về khả năng kì lạ của con người sau khi đọc các thông tin về một số vận động viên thể thao trong văn bản Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về khả năng chữa lành của thể thao. 

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Đọc văn bản Pa-ra-lim-pích: Một lịch sử chữa lành những vết thương và cho biết bạn suy nghĩ gì về sự kiện đánh dấu sự ra đời của Pa-ra-lim-pích vào năm 1948?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Trong Pa-ra-lim-pích: Một lịch sử chữa lành những vết thương, Pa-ra-lim-pích đã hình thành và phát triển qua những giai đoạn nào?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Phân tích và chỉ ra vai trò của yếu tố biểu cảm được sử dụng trong văn bản Pa-ra-lim-pích: Một lịch sử chữa lành những vết thương

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Qua cách giới thiệu về lịch sử của kì thi Pa-ra-lim-pích, bạn nhận ra thông điệp gì của tác giả qua văn bản Pa-ra-lim-pích: Một lịch sử chữa lành những vết thương?

Xem lời giải >>