Đề bài

Kiến thức văn hóa tổng hợp đã được tác giả huy động như thế nào khi viết bài tùy bút về sông Hương? Theo bạn, mục đích của việc huy động kiến thức đó là gì?

Phương pháp giải

Chú ý vào phần miêu tả con sông 

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Kiến thức văn hóa tổng hợp đã được tác giả huy động một cách hết sức tài tình trong bài tùy bút. Không quá phô trương và sa đà trong việc nói về những kiến thức về khoa học, địa lý, ông luôn đan xen những câu văn bày tỏ cảm xúc, cùng những sự ví von tinh tế của mình.

Ví dụ ở phần đầu, khi miêu tả con sông từ thượng nguồn, bên cạnh miêu tả yếu tố cảnh vật, thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội ở đây, tác giả đã khéo léo đan xen những câu văn so sánh, ví von như so sánh sông Hương như người con gái Di-gan xinh đẹp mà man dại… Chính bởi cách kết hợp như vậy, những câu văn mang đậm chất khoa học của ông dường như bị lãng quên mà thay vào đó, người đọc sẽ chỉ nhớ đến cô gái Di-gan, người con gái xinh đẹp đang mơ màng trong giấc mộng…

Bằng cách vận dụng kiến thức linh hoạt như vậy, ông muốn gửi gắm đến người đọc một hình ảnh sông Hương hoàn toàn độc đáo, đẹp đẽ với vẻ yểu điệu của thiếu nữ, vẻ hoang dại của cô gái Di-gan… Đó chính là phần hồn của dòng sông Hương đã được tác giả khám phá, ghi nhận và truyền tải đến người đọc. 

Cách 2

- Vẻ đẹp sông Hương về địa lý: rừng già, với cấu trúc đặc biệt đã chế ngự sức mạnh bản năng hoang dại của sông Hương ở quãng thượng nguồn; sự đổi dòng đột ngột của sông Hương phản ánh rất rõ địa hình vùng đất mà dòng sông chảy qua; những chi lưu cùng hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước, khiến cho khi qua thành phố, sông Hương trôi rất chậm,...

- Vẻ đẹp của sông Hương hiện lên từ góc nhìn lịch sử: Nhìn lại quá khứ để một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của dòng sông Hương trong những trang sử dân tộc. Từ thời đại Vua Hùng, sông Hương là “dòng sông biên thùy xa xôi”. Trong các giai đoạn trung đại của lịch sử, sông Hương với tên gọi Linh Giang, đã “oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt”. Dòng sông gắn liền với những chiến công Nguyễn Huệ. Sông Hương đẫm máu những cuộc khởi nghĩa TK XIX. Sông Hương gắn liền với cuộc CMT8 và cùng đó là những chiến công vang dội rung chuyển non sông. Và sông Hương cùng rất nhiều di sản văn hóa Huế phải oằn mình gánh vác sứ mệnh đất nước dưới sự tàn phá của bom Mỹ…

- Kiến thức về âm nhạc: Chính những âm thanh đặc biệt của dòng sông (tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga, tiếng mái chèo khua sóng đêm khuya, tiếng nước vỗ vào mạn thuyền…) đã hình thành nên những làn điệu hò da diết và một nền âm nhạc cổ điển đáng nhớ nơi đất Huế. Cũng chính trên dòng sông ấy, những câu hò Huế được cất lên tự nhiên nhất làm mênh mang, xao xuyến lòng người…

- Kiến thức về triết học: nhìn dòng sông chảy, tôi nhớ tới câu nói nổi tiếng của Hê-ra-clit – một triết gia Hy Lạp từ hai nghìn năm trước.

- Kiến thức về văn học: có một dòng thi ca về sông Hương không bao giờ lặp lại trong cảm xúc của các nghệ sĩ. Từ đó, tác giả đề cập đến cảm hứng trong thơ các tác giả Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan, Tản Đà, Tố Hữu.

→ Bằng vốn kiến thức văn học giàu có và phong phú mà tác giả đã chạm tới linh hồn của một dòng sông mà văn chương nghệ thuật vẫn luôn gọi tên nhưng chính dòng sông ấy chẳng bao giờ tự lặp lại mình trong cảm nhận và cảm hứng của những người nghệ sĩ.

 

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Bạn có kỉ niệm gì với dòng sông bạn từng biết?

 
Xem lời giải >>
Bài 3 :

Hãy chia sẻ ấn tượng của bạn về hình ảnh một dòng sông được tái hiện trong tác phẩm văn học hoặc các loại hình nghệ thuật khác (âm nhạc, hội họa, điện ảnh…) 

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Hình ảnh sông Hương ở thượng nguồn trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Nét độc đáo trong cách ví von, so sánh trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Hình ảnh sông Hương khi ra giữa đồng bằng ở ngoại vi thành phố Huế trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông

Xem lời giải >>
Bài 7 :

 Hình ảnh sông Hương trong lòng thành phố Huế trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Cách đối sánh để làm nổi bật nhịp chảy đặc biệt của sông Hương trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Sự gắn bó của sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Sông Hương trong dòng chảy lịch sử qua văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Sông Hương trong cảm hứng của các nhà thơ qua văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Những đặc tính tự nhiên nào của sông Hương đã được tác giả chú ý làm nổi bật trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hãy chỉ ra các đoạn tiêu biểu nói về từng đặc tính của sông Hương. 

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Với Ai đã đặt tên cho dòng sông?, tác giả đã nhìn sông Hương như con người có tính cách, tình cảm riêng. Hãy tìm đọc trong đoạn trích một số chi tiết thể hiện điều đó và phân tích nét độc đáo của nghệ thuật so sánh, nhân hóa đã được nhà văn sử dụng.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Trong cảm nhận của tác giả, sông Hương có sự gắn bó như thế nào với thành phố Huế? Phân tích một số hình ảnh, chi tiết làm rõ mối quan hệ đặc biệt này trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông, có hai phương diện đáng chú ý; những thông tin khách quan về sông Hương và cảm xúc về con sông này. Theo bạn, nội dung nào nổi trội hơn? Cơ sở nào giúp bạn xác định như vậy? 

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Nêu cảm nhận của bạn về ý nghĩa nhan đề bài tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông. Theo bạn, cách đặt nhan đề của tác giả có gì đáng chú ý. 

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Phân tích một số yếu tố nghệ thuật mà bạn cho là đặc sắc trong đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?. 

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một hình ảnh độc đáo được tác giả sử dụng để làm nổi bật nét riêng của sông Hương. 

Xem lời giải >>
Bài 19 : Nội dung đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông là gì?
Xem lời giải >>
Bài 20 :

Đọc trước văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Phần 1 văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông miêu tả dòng sông Hương ở đâu?

 
Xem lời giải >>
Bài 22 :

Trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông, nhà văn đã hình dung về sông Hương như thế nào trước khi nó chảy ra thành phố Huế?

 
Xem lời giải >>
Bài 23 :

Trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông, đặc điểm của sông Hương khi chảy trong lòng thành phố Huế là gì?

 
Xem lời giải >>
Bài 24 :

Chú ý chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật “tôi” trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông

 
Xem lời giải >>
Bài 25 :

Trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông, nét độc đáo của sông Hương sau khi rời khỏi thành phố Huế là gì?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông, Sông Hương hiện lên như thế nào qua các thời kỳ lịch sử?

 
Xem lời giải >>
Bài 27 :

Chú ý biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng để khắc họa sông Hương trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông

 
Xem lời giải >>
Bài 28 :

Ở đoạn cuối văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông, sông Hương đã được nhìn nhận từ khía cạnh nào?

 
Xem lời giải >>
Bài 29 :

Nhận xét về nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông và nêu bố cục của bài viết

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Hãy khái quát đặc điểm hình tượng sông Hương trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông theo bảng hướng dẫn sau:

Xem lời giải >>