Đề bài

Trong cảm nhận của tác giả, sông Hương có sự gắn bó như thế nào với thành phố Huế? Phân tích một số hình ảnh, chi tiết làm rõ mối quan hệ đặc biệt này trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông

Phương pháp giải

Chú ý vào những hình ảnh gắn dòng sông với thành phố Huế. 

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Trước hết phải kể đến đó là hình ảnh dòng sông gặp thành phố. Như một người con tìm được đường về nhà, sông Hương gặp được thành phố như gặp được bến đỗ của đời mình, nó mừng rỡ, vui vẻ đón nhận. Đó là cảm xúc khi tìm được chốn bình yên cho mình, không còn phải gồng mình lên để thích nghi nữa mà thay vào đó là thả mình cùng thiên nhiên, cảnh vật của thành phố, từ từ cảm nhận sự bình yên của nó.

Không chỉ vậy, sông Hương cũng gắn liền với nhã nhạc cung đình Huế - một nghệ thuật âm nhạc nổi tiếng nơi xứ Huế. Cả hai như hòa quyện làm một khiến người tham gia thưởng ngoạn phải chìm đắm, hòa mình vào sự yên bình đến lạ thường ấy. Đó chính là vẻ đẹp gắn với âm nhạc cổ điển Huế của sông Hương

Cuối cùng, đó là sự gắn bó hàng nghìn năm như máu thịt của sông Hương với thành phố, là sự keo sơn bền chặt, vui buồn có nhau. Nó đã trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử dân tộc cùng các triều đại nhà Nguyễn rồi tham gia Cách mạng của dân tộc. Cùng với nhân dân thành phố Huế, sông Hương trở thành người đồng chí thực thụ, sát cánh bên cạnh người dân, cùng họ đi qua những khoảng thời gian đau thương nhất của dân tộc. Đó là điều đáng quý, đáng trân trọng, là đỉnh cao của sự gắn bó giữa sông Hương và thành phố Huế. 

Cách 2

Trước hết phải kể đến đó là hình ảnh dòng sông gặp thành phố. Như một người con tìm được đường về nhà, sông Hương gặp được thành phố như gặp được bến đỗ của đời mình, nó mừng rỡ, vui vẻ đón nhận. 

Không chỉ vậy, sông Hương cũng gắn liền với nhã nhạc cung đình Huế - một nghệ thuật âm nhạc nổi tiếng nơi xứ Huế. Cả hai như hòa quyện làm một khiến người tham gia thưởng ngoạn phải chìm đắm, hòa mình vào sự yên bình đến lạ thường ấy. Đó chính là vẻ đẹp gắn với âm nhạc cổ điển Huế của sông Hương

Cuối cùng, đó là sự gắn bó hàng nghìn năm như máu thịt của sông Hương với thành phố, là sự keo sơn bền chặt, vui buồn có nhau.

Cách 3

+ Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ có sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất.

+ Sông Hương chuyển dòng một cách liên tục, như một cuộc tình có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó.

+ Giáp mặt Huế, sông Hương không gặp Huế ngay mà “uốn một cánh cung ...tình yêu” như một người con gái bẽn lẹn, ngại ngùng.

+ Sông Hương mang đến cho Huế một vẻ đẹp cổ xưa dân dã: “ánh lửa thuyền chài ... xưa cũ”, trôi đi chậm như một mặt hồ.

+ Người con gái đắm say tình tứ khi bên người mình yêu, người con gái tài hoa “tài nữ đánh đàn trong đêm khuya”.

+ Như một người con gái lưu luyến, thủy chung từ biệt người yêu.

→ Như vậy, trong cảm nhận của tác giả, sông Hương gắn bó với thành phố Huế một cách gần gũi, thân thiết. Những hình ảnh so sánh mà tác giả sử dụng cho người đọc hình dung sông Hương với thành phố Huế không khác gì một đôi tình nhân.

Phân tích: 

Khi chảy vào thành phố Huế, sông Hương như tìm thấy mình khi gặp thành phố thân yêu, nó vui hẳn lên giữa những bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long. Dòng sông "kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hương Tây Nam - Đông Bắc", tự "uốn một cánh cung rất nhẹ nhàng sang đến Cồn Hến khiến dòng sông mềm hẳn đi" như một tiếng "vâng" không nói ra của tình yêu. Sông Hương duy nhất thuộc về một thành phố, nó là niềm tự hào của xứ Huế và của con người Huế bởi nó đem một nét đặc trưng riêng mà không dòng sông nào có được. Sông Hương đánh thức được linh hồn dân tộc, nó khác hẳn với các dòng sông khác ở cảnh lập "lòe trong sương đêm những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ". Sông Hương thật yên bình là bởi ở đó còn có hình ảnh của những con người mưu sinh. Sông Hương trôi đi "chậm, thực chậm" như không muốn rời khỏi thành phố yêu quý để lại một mặt hồ yên tĩnh. Khi chảy trong lòng thành phố Huế, nó còn đem đến "điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế", nó "ngập ngừng như muốn đi muốn ở". Không chỉ nhẹ nhàng như một điệu "slow" tình cảm, sông Hương còn được cảm nhận rất riêng trong sự tìm tòi thú vị của nhà văn. Sông Hương và những chi lưu của nó đã tạo nên những nét cổ kính của cố đô bởi những nhánh sông đào mang nước của sông Hương "tỏa đi khắp phố thị với những cây đa, cây cửa". Sông Hương như người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya, khiến cho nhà thơ có những liên tưởng đến với cảnh được ngồi trên thuyền lênh đênh, nghe ca Huế trên dòng sông lấp lánh ánh trăng bởi nhà văn đã nhiều lần thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày. Sông Hương chảy vào thành phố bỗng làm cho Huế đẹp một cách trầm lặng và kín đáo bởi sông Hương là dòng sông của âm nhạc, của thơ ca, của lịch sử và nó gắn liền với vẻ đẹp của con người xứ Huế. Sông Hương về với Huế như người con gái đi được nửa cuộc đời và tìm được tình nhân đích thực của mình cho nên nó có chút e thẹn và kín đáo của người con gái đang yêu. Dưới ngòi bút điêu luyện của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương được nhìn nhận ở nhiều phương diện khác nhau và mang vẻ đẹp của toàn thành phố rất đỗi thơ mộng, trữ tình.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Bạn có kỉ niệm gì với dòng sông bạn từng biết?

 
Xem lời giải >>
Bài 3 :

Hãy chia sẻ ấn tượng của bạn về hình ảnh một dòng sông được tái hiện trong tác phẩm văn học hoặc các loại hình nghệ thuật khác (âm nhạc, hội họa, điện ảnh…) 

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Hình ảnh sông Hương ở thượng nguồn trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Nét độc đáo trong cách ví von, so sánh trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Hình ảnh sông Hương khi ra giữa đồng bằng ở ngoại vi thành phố Huế trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông

Xem lời giải >>
Bài 7 :

 Hình ảnh sông Hương trong lòng thành phố Huế trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Cách đối sánh để làm nổi bật nhịp chảy đặc biệt của sông Hương trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Sự gắn bó của sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Sông Hương trong dòng chảy lịch sử qua văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Sông Hương trong cảm hứng của các nhà thơ qua văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Những đặc tính tự nhiên nào của sông Hương đã được tác giả chú ý làm nổi bật trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hãy chỉ ra các đoạn tiêu biểu nói về từng đặc tính của sông Hương. 

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Với Ai đã đặt tên cho dòng sông?, tác giả đã nhìn sông Hương như con người có tính cách, tình cảm riêng. Hãy tìm đọc trong đoạn trích một số chi tiết thể hiện điều đó và phân tích nét độc đáo của nghệ thuật so sánh, nhân hóa đã được nhà văn sử dụng.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông, có hai phương diện đáng chú ý; những thông tin khách quan về sông Hương và cảm xúc về con sông này. Theo bạn, nội dung nào nổi trội hơn? Cơ sở nào giúp bạn xác định như vậy? 

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Kiến thức văn hóa tổng hợp đã được tác giả huy động như thế nào khi viết bài tùy bút về sông Hương? Theo bạn, mục đích của việc huy động kiến thức đó là gì?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Nêu cảm nhận của bạn về ý nghĩa nhan đề bài tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông. Theo bạn, cách đặt nhan đề của tác giả có gì đáng chú ý. 

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Phân tích một số yếu tố nghệ thuật mà bạn cho là đặc sắc trong đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?. 

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một hình ảnh độc đáo được tác giả sử dụng để làm nổi bật nét riêng của sông Hương. 

Xem lời giải >>
Bài 19 : Nội dung đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông là gì?
Xem lời giải >>
Bài 20 :

Đọc trước văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Phần 1 văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông miêu tả dòng sông Hương ở đâu?

 
Xem lời giải >>
Bài 22 :

Trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông, nhà văn đã hình dung về sông Hương như thế nào trước khi nó chảy ra thành phố Huế?

 
Xem lời giải >>
Bài 23 :

Trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông, đặc điểm của sông Hương khi chảy trong lòng thành phố Huế là gì?

 
Xem lời giải >>
Bài 24 :

Chú ý chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật “tôi” trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông

 
Xem lời giải >>
Bài 25 :

Trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông, nét độc đáo của sông Hương sau khi rời khỏi thành phố Huế là gì?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông, Sông Hương hiện lên như thế nào qua các thời kỳ lịch sử?

 
Xem lời giải >>
Bài 27 :

Chú ý biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng để khắc họa sông Hương trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông

 
Xem lời giải >>
Bài 28 :

Ở đoạn cuối văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông, sông Hương đã được nhìn nhận từ khía cạnh nào?

 
Xem lời giải >>
Bài 29 :

Nhận xét về nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông và nêu bố cục của bài viết

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Hãy khái quát đặc điểm hình tượng sông Hương trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông theo bảng hướng dẫn sau:

Xem lời giải >>