Với Ai đã đặt tên cho dòng sông?, tác giả đã nhìn sông Hương như con người có tính cách, tình cảm riêng. Hãy tìm đọc trong đoạn trích một số chi tiết thể hiện điều đó và phân tích nét độc đáo của nghệ thuật so sánh, nhân hóa đã được nhà văn sử dụng.
Chú ý vào những hình ảnh chỉ trạng thái của sông Hương.
Cách 1
- sông Hương đã sống nửa cuộc đời mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại
→ Sự hoang dã, mạnh mẽ của dòng sông được tác giả khéo léo so sánh với hình ảnh cô gái Di-gan xinh đẹp mà man dại. Nàng đẹp nhưng đó là vẻ đẹp thuần túy của thiên nhiên, sự thuần khiết của tự nhiên, bởi vậy mà vẻ đẹp đó mang theo chút gì đó rất huyền bí, tự nhiên của một vẻ đẹp chưa được thuần hóa, vẫn mang theo hết sự hoang dại, huyền bí của thiên nhiên, cảnh vật nơi thượng nguồn. Đó là một vẻ đẹp thuần nguyên, vẻ đẹp không pha lẫn tạp chất.
- người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại.
→ Sông Hương khoác lên mình vẻ đẹp của một người thiếu nữ đang nằm ngủ yên với dáng vẻ yểu điệu, thục nữ, dịu dàng. Cái sự hoang dã, man dại khi nãy dường như biến mất, cảnh vật thơ mộng xung quanh đã bào mòn đi vẻ đẹp nguyên thủy của sông Hương mà thay vào đó là dáng vẻ yểu điệu của một người thiếu nữ. Một dòng sông tuyệt đẹp, uốn khúc lượn quanh nhẹ nhàng.
- sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long
→ Đó là cảm xúc của một người lâu ngày xa quê, được gặp lại bạn bè, cảnh vật quen thuộc khiến nó vui vẻ, phấn khởi hẳn lên. Để rồi khi vào trong lòng thành phố, sông Hương mang dáng vẻ tĩnh lặng, lững lờ trôi qua từng ngóc ngách, nhánh nhỏ của thành phố. Đó là vẻ đẹp yên bình, nơi được coi là bến đỗ của sông Hương khiến nó thả mình theo dòng chảy, lững lờ tận hưởng “nhà” của mình một cách bình yên, say sưa…
Đó đều là những cung bậc cảm xúc, dáng vẻ của dòng sông Hương nhưng đã được nhân cách hóa. Qua cái nhìn đầy trữ tình và con mắt đầy lãng mạn của nhà văn, sông Hương hiện lên như một con người hoàn chỉnh, có những cung bậc cảm xúc khác nhau, mới mẻ và độc đáo khiến người đọc không khỏi thích thú, đắm theo.
Cách 2- sông Hương đã sống nửa cuộc đời mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại
→ Đó là vẻ đẹp thuần túy của thiên nhiên, sự thuần khiết của tự nhiên. Đó là một vẻ đẹp thuần nguyên, vẻ đẹp không pha lẫn tạp chất.
- người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại.
→ Cái sự hoang dã, man dại khi nãy dường như biến mất, cảnh vật thơ mộng xung quanh đã bào mòn đi vẻ đẹp nguyên thủy của sông Hương mà thay vào đó là dáng vẻ yểu điệu của một người thiếu nữ.
- sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long
→ Đó là cảm xúc của một người lâu ngày xa quê, được gặp lại bạn bè, cảnh vật quen thuộc khiến nó vui vẻ, phấn khởi hẳn lên. Để rồi khi vào trong lòng thành phố, sông Hương mang dáng vẻ tĩnh lặng, lững lờ trôi qua từng ngóc ngách, nhánh nhỏ của thành phố.
Cách 3Các chi tiết:
- Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại.
- Sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya.
Phân tích: Đây là nét riêng của sông Hương trong cái nhìn riêng của Hoàng Phủ Ngọc Tường (Sông Đà cũng được nhìn như một con người nhưng là con người với những tính cách hoàn toàn đối lập, vừa hung bao, vừa trữ tình, lúc như một hung thần, lúc như một mĩ nữ xinh đẹp và gợi cảm). Sông Hương cũng có một đời sống và tính cách phong phú song trong sự phong phú ấy có thể thấy một nét thống nhất là chất nữ tính rất đậm: Khi là một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại với bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do và trong sáng, khi là một con người con gái đẹp ngủ mơ màng, khi là người con gái dịu dàng của đất nước, khi là người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở với một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ. Dù ở bất kỳ trạng thái tồn tại nào, sông Hương trong cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn đầy nữ tính. Nữ tính không chỉ vẻ ngoài xinh đẹp hiền hòa hay ở tâm hồn trong sáng mạnh mẽ. Chất nữ tính đậm đà nhất của sông Hương nằm trong chính đời sống tình cảm rất riêng của nó để trở thành một con sống rất mực đa tình.
Các bài tập cùng chuyên đề
Bạn có kỉ niệm gì với dòng sông bạn từng biết?
Hãy chia sẻ ấn tượng của bạn về hình ảnh một dòng sông được tái hiện trong tác phẩm văn học hoặc các loại hình nghệ thuật khác (âm nhạc, hội họa, điện ảnh…)
Hình ảnh sông Hương ở thượng nguồn trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông
Nét độc đáo trong cách ví von, so sánh trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông
Hình ảnh sông Hương khi ra giữa đồng bằng ở ngoại vi thành phố Huế trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông
Hình ảnh sông Hương trong lòng thành phố Huế trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông
Cách đối sánh để làm nổi bật nhịp chảy đặc biệt của sông Hương trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông
Sự gắn bó của sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông
Sông Hương trong dòng chảy lịch sử qua văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông
Sông Hương trong cảm hứng của các nhà thơ qua văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông
Những đặc tính tự nhiên nào của sông Hương đã được tác giả chú ý làm nổi bật trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hãy chỉ ra các đoạn tiêu biểu nói về từng đặc tính của sông Hương.
Trong cảm nhận của tác giả, sông Hương có sự gắn bó như thế nào với thành phố Huế? Phân tích một số hình ảnh, chi tiết làm rõ mối quan hệ đặc biệt này trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông
Trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông, có hai phương diện đáng chú ý; những thông tin khách quan về sông Hương và cảm xúc về con sông này. Theo bạn, nội dung nào nổi trội hơn? Cơ sở nào giúp bạn xác định như vậy?
Kiến thức văn hóa tổng hợp đã được tác giả huy động như thế nào khi viết bài tùy bút về sông Hương? Theo bạn, mục đích của việc huy động kiến thức đó là gì?
Nêu cảm nhận của bạn về ý nghĩa nhan đề bài tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông. Theo bạn, cách đặt nhan đề của tác giả có gì đáng chú ý.
Phân tích một số yếu tố nghệ thuật mà bạn cho là đặc sắc trong đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?.
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một hình ảnh độc đáo được tác giả sử dụng để làm nổi bật nét riêng của sông Hương.
Đọc trước văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Phần 1 văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông miêu tả dòng sông Hương ở đâu?
Trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông, nhà văn đã hình dung về sông Hương như thế nào trước khi nó chảy ra thành phố Huế?
Trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông, đặc điểm của sông Hương khi chảy trong lòng thành phố Huế là gì?
Chú ý chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật “tôi” trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông
Trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông, nét độc đáo của sông Hương sau khi rời khỏi thành phố Huế là gì?
Trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông, Sông Hương hiện lên như thế nào qua các thời kỳ lịch sử?
Chú ý biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng để khắc họa sông Hương trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông
Ở đoạn cuối văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông, sông Hương đã được nhìn nhận từ khía cạnh nào?
Nhận xét về nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông và nêu bố cục của bài viết
Hãy khái quát đặc điểm hình tượng sông Hương trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông theo bảng hướng dẫn sau:
