Đề bài

MM NON

Dưới vỏ một cành bàng

Còn một vài lá đỏ

Một mầm non nho nhỏ

Còn nằm nép lặng im...

 

Mầm non mắt lim dim

Cố nhìn qua kẽ lá

Thấy máy bay hối hả

Thấy lất phất mưa phùn.

Rào rào trận lá tuôn

Rải vàng đầy mặt đất

Rừng cây trông thưa thớt

Thấy chỉ cội với cành.

Một chú thỏ phóng nhanh

Chạy nấp vào bụi vắng.

Và tất cả im ắng

Từ ngọn cỏ làn rêu...

 

Chợt một tiếng chim kêu:

– Chíp chiu chiu! Xuân đến.

Tức thì trăm ngọn suối

Nổi róc rách reo mừng,

Tức thì ngàn chim muông

Nổi hát ca vang dậy.

 

Mầm non vừa nghe thấy

Vội bật chiếc vỏ rơi

Nó đứng dậy giữa trời

Khoác áo màu xanh biếc.

(Võ Quảng)

 

 

Trong 2 khổ thơ đầu, mầm non được miêu tả như thế nào? Cách miêu tả đó có gì thú vị?

Phương pháp giải

Em đọc kĩ 2 khổ thơ đầu của bài thơ để tìm câu trả lời.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Trong 2 khổ thơ đầu, mầm non được miêu tả như một sinh vật nhỏ bé, yếu đuối, đang nằm nép lặng im dưới vỏ của một cành bàng. Mầm non mắt lim dim, cố nhìn qua kẽ lá để thấy cuộc sống bên ngoài.

- Cách miêu tả này tạo ra một hình ảnh rõ ràng và đầy cảm xúc về sự tĩnh lặng và mong đợi của mầm non trước khi mùa xuân đến. Thú vị ở đây là cách tác giả sử dụng hình ảnh nhỏ bé và yếu đuối của mầm non để thể hiện sự mong đợi và hân hoan của nó trước khi mùa xuân đến, tạo ra một sự đối lập rất rõ ràng.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Em hãy nêu sự thay đổi của thời tiết, cỏ cây,... khi mùa đông chuyển sang mùa xuân hoặc mùa khô chuyển sang mùa mưa.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Cảnh vật mùa đông hiện ra như thế nào qua cảm nhận của mầm non?

- Mây

- Mưa

- Lá cây

- *

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân đến?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Nêu nhận xét của em về hình ảnh mầm non trong khổ thơ cuối.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Nội dung chính của bài thơ là gì?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Nội dung chính của bài đọc Mầm non

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Đọc đoạn thơ và các nghĩa của từ mắt trong bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 65) và trả lời câu hỏi.

a. Tìm nghĩa thích hợp cho từ mắt được in đậm.

- Từ mắt ở vị trí (1) mang nghĩa 

- Từ mắt ở vị trí (2) mang nghĩa

- Từ mắt ở vị trí (3) mang nghĩa

b. Trong các nghĩa nêu trên của từ mắt, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển?

c. Các nghĩa trên của từ mắt có liên hệ với nhau như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Xác định nghĩa của từ biển trong những câu thơ, câu ca dao ở bài tập 2 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 66) và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển.

Nghĩa của từ biển ở a:

Nghĩa của từ biển ở b:

Nghĩa của từ biển ở c:

Trong các nghĩa nêu trên, nghĩa ở ……… là nghĩa gốc, nghĩa ở ……… là nghĩa chuyển. 

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Từ lưng trong mỗi đoạn thơ ở bài tập 3 (SHS, Tiếng Việt 5, tập một, trang 66) dùng nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nêu các nghĩa đó.

a. Từ lưng được dùng với nghĩa (gốc/chuyển) ……………, nghĩa đó là:

b. Từ lưng¹ được dùng với nghĩa (gốc/chuyển) ……………, nghĩa đó là:

Từ lưng² được dùng với nghĩa (gốc/chuyển) ……………, nghĩa đó là:

Từ lưng³ được dùng với nghĩa (gốc/chuyển) ……………, nghĩa đó là:

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:  

Đề 1: Tả một cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em hoặc ở nơi gia đình em sinh sống.

Đề 2: Tả một cảnh biển đảo em đã được thấy tận mắt hoặc xem trên phim ảnh.

Dựa vào kết quả quan sát và những nội dung đã ghi chép trong hoạt động Viết ở Bài 12, lập dàn ý theo đề bài đã chọn.

a. Mở bài:

b. Thân bài: 

c. Kết bài:

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Viết lại một nội dung trong dàn ý của em theo góp ý của thầy cô hoặc các bạn.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Tìm đọc sách báo viết về núi, hang động, đại dương, các hành tinh trong hệ Mặt Trời,... hoặc hiện tượng trong thế giới tự nhiên (núi lửa phun trào, lốc xoáy, mưa đá,... ). Ghi lại thông tin thú vị em đọc được.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Chọn 1 trong 2 từ ở bài tập 4 (SHS, Tiếng Việt 5, tập một, trang 66) và đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ đó.

Từ em chọn: ……………………

Đặt câu với từ đó được dùng với nghĩa 1:

Đặt câu với từ đó được dùng với nghĩa 2:

Xem lời giải >>