Tìm những câu thơ, những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ Nhớ đồng và nêu tác dụng của việc sử dụng các cách diễn đạt đó
Vận dụng kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng phân tích
Cách 1
Những câu thơ, những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ: Gì sâu bằng những trưa thương nhớ, Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh và điệp từ “đâu”.
Biện pháp điệp như trở hồn người đọc nhớ đến những trưa đồng quê, nhớ những thứ thân thuộc, tình thương mến dạt dào, những người nông dân hiền như đất, quanh năm dãi nắng dầm sương, vất vả sớm trưa. Cuộc sống cơ cực không thể làm mất đi vẻ đẹp khỏe khoắn, đáng yêu trong hình dáng và tâm hồn họ. Năm từ “ đâu” xuất hiện trong mười câu thơ, giống như một sự tiếc nuối của tác giả những năm tháng xưa cũ,hiện tại đâu còn, chỉ là nhắc nhớ lại vậy thôi. ở đây bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của quê ngoại nhà thơ, một làng nhỏ với những cồn bãi mướt xanh cây trái, có chiếc cầu lặng lẽ soi bóng xuống dòng Hương Giang hững hờ.
Cách 2- Những câu thơ, những từ ngữ được lặp đi lặp lại: Gì sâu bằng những trưa thương nhớ, Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh và điệp từ “đâu”.
- Tác dụng: như trở hồn người đọc nhớ đến những trưa đồng quê, nhớ những thứ thân thuộc, tình thương mến dạt dào, những người nông dân hiền như đất, quanh năm dãi nắng dầm sương, vất vả sớm trưa
Cách 3- “Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quanh bên trong một tiếng hò”
→ Lặp đi lặp lại 2 lần, có tác dụng: Thể hiện nỗi nhớ thương da diết và sự cô đơn tự đáy lòng sâu thẳm của nhà thơ. Nỗi nhớ thương được so sánh bằng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
- Điệp từ “đâu”
→ Lặp đi lặp lại 11 lần, có tác dụng:
+ Khắc sâu nghịch cảnh giam cầm tù túng, cô đơn của người tù.
+ Khiến toàn bài thơ dường như cũng trở thành tiếng hò miên man, buồn bã của người tù.
Cách 4Trong bài thơ, Tố Hữu dùng khá nhiều phép lặp: Gì sâu bằng những trưa thương nhớ, Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh và điệp từ "đâu". Hai điệp khúc đã nêu gợi ra một sự ám ảnh lớn trong lòng người đọc. Câu thơ khơi gợi nỗi nhớ thương da diết và sự cô đơn tự đáy lòng sâu thẳm của nhà thơ. Nỗi nhớ thương được so sánh bằng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (Gì sâu bằng... trưa thương nhớ, trưa hiu quạnh). Điệp từ "đâu" lập lại liên tiếp ở các khổ thơ trải ra mênh mông nỗi nhớ của nhà thơ. Nó khơi gợi để nhà thơ hồi tưởng và nhớ thương về tất cả những gì đã gắn bó máu thịt với mình. Đôi chân đã bị cùm, đôi mắt đã bị giam hãm bởi bốn bức tường của nhà lao, nhà thơ chỉ còn có thể nghe và cảm nhận bằng tâm hồn nhạy cảm của mình. Việc sử dụng thành công những biện pháp nghệ thuật như đã nêu cho thấy sự cảm nhận sâu sắc của nhà thơ trong hoàn cảnh tù đày.
Các bài tập cùng chuyên đề
Vùng đất hoặc con người nào đã để lại trong em ấn tượng sâu đậm?
Xác định cảm xúc của tác giả ở khổ thơ này. Dựa vào đâu em xác định như vậy?
Việc lặp lại hai dòng thơ trong bài thơ Nhớ đồng có tác dụng gì?
Xác định thể thơ của bài thơ Nhớ đồng và cách gieo vần, ngắt nhịp trong khổ thơ thứ hai.
Nhận xét về cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ Nhớ đồng. Từ đó, xác định sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.
Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ Nhớ đồng. Căn cứ vào đâu để em xác định như vậy?
Xác định chủ đề của bài thơ Nhớ đồng. Chủ đề đó được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật nào?
Theo em, tác giả muốn gửi thông điệp gì tới người đọc qua bài thơ Nhớ đồng?
Viết khoảng năm câu hoặc vẽ bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gọi tả trong Nhớ đồng. Những hình ảnh tưởng tượng đó có tác dụng thế nào đối với việc hiểu nội dung bài thơ?
Nhớ đồng là sáng tác của tác giả nào?
Tố Hữu sáng tác bài thơ Nhớ đồng để tặng người bạn nào?
Nhớ đồng được in trong tập thơ nào?
Bài thơ Nhớ đồng được sáng tác trong những ngày tháng Tố Hữu bị giam cầm ở nhà lao nào?
Giá trị nội dung của bài thơ Nhớ động – Tố Hữu là?
Bài thơ Nhớ đồng nằm trong phần nào của tập thơ Từ ấy?